Chia Sẻ Kiến Thức Võ Thuật

Chia sẻ và tôn trọng ý kiến cá nhân, góp ý dựa trên tinh thần xây dựng.

Các Món Ăn Chế và Tự Chế

Mang lại cho bàn ăn nhà bạn những bữa ăn ngon và đặc biệt.

Cung Cấp Tin Tuyển Dụng

Dành cho các bạn sinh viên mới ra trường cũng như người chưa có việc làm. Chia sẻ kỹ năng trả lời phỏng vấn của cá nhân + sưu tầm.

Ý Nghĩa Cuộc Sống

Chia sẻ những lời yêu thương, câu chuyện ý nghĩa và bài học cuộc sống.

Thương Nhau Mà Sống - Hãy Cười Lên

Em với anh như 2 hằng đẳng thức - Gần bên nhau như 2 vế lập phương -Tạm xa nhau 2 bình phương một tổng -Hẹn 1 ngày ta sẽ chứng minh sau .

Thấy Hay Thì Like

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH



ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH



Năm 917 (sau Tây lịch) Đạt Ma Sư Tổ từ Ấn Độ sang Trung Hoa thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng cũ của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột, do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém không thể luyện võ được, Tổ sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Đạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả lớn vì tiêu trừ được các bệnh tật.

Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả bệnh ung thư cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết KHÍ HUYẾT của Ịông y để chứng minh. Sức khỏe con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về kiểu này thì ta thấy rõ ràng.

Trong Đông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc; hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào... mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và hóa trình tuần hoàn của huyết mà xem xét.

Lý luận của Đông y, triết lý vững vàng, mang tính khái quát rất cao, do vậy vấn đề khí huyết tất nhiên không có sự cô lập như lấy một giọt máu không có sức sống hoặc một bầu máu tách rời khỏi cơ thể mà cần phải phân tích đến trạng thái vận động quá trình sinh lý và các mối liên hệ khác.

Về khí cũng vậy, hào khí (là khí người hào hiệp, không hề lay động khi đã quyết định). Người xem tướng giỏi là người rành xem khí sắc Thiên vị khí (Prâna) có trong khí trời nếu không được trải rộng ra khắp cơ thể thì sinh bệnh hoạn. Cho nên cái khí của Ịông y không bác bỏ cái khí trong không khí, vì vậy nó mang nội dung có tính khái quát rộng lớn hơn.

Ta hít không khí vào phổi, ăn thực phẩm vào dạ dày, ruột hấp thu chất dinh dưỡng, các chất ấy là không khí được đưa đến tế bào của thân thể để có được oxy hóa và sinh ra nhiệt năng đồng thời cũng đưa ra những khí thải và thức ăn thải từ các tế bào trên cơ thể thu hồi và bài tiết ra ngoài.

Tuần hoàn tốt phát huy tác dụng tốt của máu thì quá trình sinh lý của cơ thể con người tự nhiên thịnh vượng ra, sinh hoạt sức khỏe con người đương nhiên được bảo đảm.

Cho nên trong lý thuyết khí huyết không thể đơn độc chỉ có huyết mà không có khí và ngược lại, trong Đông y cho rằng mâu thuẫn chủ yếu trong cơ thể con người là ÂM DƯƠNG mà đó cũng là khí huyết (Âm là huyết, Dương là khí).

Luyện Dịch Cân Kinh là làm cho khí huyết hoạt động điều hòa nên có tác dụng chữa bệnh tốt.

Áp dụng Dịch Cân Kinh để chữa bệnh ung thư, người xưa dùng dưỡng tâm, nay kết hợp với luyện Dịch Cân Kinh đã chữa khỏi hẳn bệnh ung thư. Tác dụng của thuốc là rút ngắn thời gian điều trị chứ không có tác dụng chữa bệnh, nói như người xưa là "mạch máu đưa đi."

Trong một đơn vị quân đội chẳng hạn, cùng sinh hoạt như nhau, cùng ăn một bữa ăn lại có người đi kiết, đi tả, nhưng có người chẳng sao. Đấy là nhờ mạch mau thông thương đã giúp cho cơ thể thải độc tốt. Vậy luyện Dịch Cân Kinh là chính.

Nay ta thử phân tích bệnh ung thư là gì?

Người xưa chia bệnh ung thư làm hai loại là Âm Thư và Dương Thư. Do đó đã có câu: "Dương Thư dễ lành, Âm Thư khó trị."

Dương Thư thì ai cũng biết là cái nhọt mọc ở ngoài, chín rồi vỡ, có máu mủ, ngòi mủ xanh dán cao là hết. Âm Thư là cái mụt bên trong cơ thể, có khi rắn như đá. Nguyên nhân đều do sự kết tụ của khí huyết làm trở ngại và tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm nên các chất keo, dịch, gan, các chất khô... không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, các vật chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bệnh.

Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bệnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:

Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi. Luyện tập ngày 3 buổi, mỗi buổi 1,800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u, khỏi bệnh.

- Ông Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4,800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bệnh. Đã ba năm nay vẫn khỏe mạnh.

- Cụ Từ Mạc Đính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại. Luyện tập sau ba tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.

Nguyên nhân bệnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.

Vì quá trình sinh lý cơ thể con nguời là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp qua giữa cái sống và sự chết, giữa lành mạnh và bệnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động các lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bệnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Đông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bệnh ung tư là một cuộc đấu tranh nội bộ ở cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bệnh ung thư là bệnh chữa được.

Đương nhiên bệnh tật do sự trì trệ khí huyết mà có lại làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy, công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bệnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bệnh đối với việc tự chữa bệnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bệnh trĩ nội và trị ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt, ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bệnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bệnh như: - Suy nhược thần kinh - Cao huyết áp - Bệnh tim các loại - Bán thân bất toại - Bệnh thận - Hen suyễn, lao phổi - Trúng gió méo mồm, lệch mắt.

Đông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, đều có thể chữa được cả.(tn)

Phương pháp luyện Dịch Cân Kinh

Đầu tiên là nói về tư tưởng:

- Phải có hào khí, nghĩa là phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.

- Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bệnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bệnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.

*Tư thế:

1) Lên không, xuống có: Trên phải không, dưới nên có. Đầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xòe ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Đây là những qui định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.

Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập, xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất, bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẩm câu: "lên có, xuống không." Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau (lên), khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước (xuống).

2) Trên ba dưới bảy: Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

3) Mắt nhìn thẳng: Không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẩm đếm lần vẫy.

* Các bước tập cụ thể như sau:

a) Đứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai.

b) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra sau.

c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường.

d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng.

e) Hai mắt chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Đùi vế bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm.

i) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay lại phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.

g) Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên tới 1,800 lần vẫy, (1,800 ước chừng 30 phút).

h) Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nôn nóng tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong luyện tập, khó có hiệu quả.

Bắt đầu tập luyện cũng không nên làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập vuốt ve các ngón chân mỗi ngón 9 lần). Nôn nóng muốn khỏi bệnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách, mới kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nặng, dưới nhẹ" là sai hỏng.

Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng... chỉ là hiện tượng bình thường đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là "thiên khinh địa trọng" (trên nhẹ dưới nặng), đấy là qui luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh địa trọng.

Sở dĩ bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tì vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt.

Về bệnh mắt, luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng dục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, do vậy sinh ra các bệnh tật do mắt. Đôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.

Những phản ứng khi luyện tập Dịch Cân Kinh

Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ. Liệt kê 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng không kể hết được:

1) Đau buốt. 2) Tê dại. 3) Lạnh. 4) Nóng. 5) Đầy hơi. 6) Sưng. 7) Ngứa. 8 ) Ứa nước giải. 9) Ra mồ hôi. 10) Cảm giác như kiến bò. 11) Giật gân, giật thịt. 12) Đầu khớp xương có tiếng kêu lục cục. 13) Cảm giác máu chảy dồn dập. 14) Lông tóc dựng đứng. 15) Âm nang to lên. 16) Lưng đau. 17) Máy mắt, mi giật. 18) Đầu nặng. 19) Hơi thở nhiều, thở dốc. 20) Nấc. 21) Trung tiện. 22) Gót chân nhức như mưng mủ. 23) Cầu trắng dưới lưỡi. 24) Đau mỏi toàn thân. 25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân). 26) Sắc mặt biến đi. 27) Huyết áp biến đổi. 28) Đại tiện ra máu. 29) Tiểu tiện nhiều. 30) Nôn, mửa, ho. 31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra. 32) Trên đỉnh đầu mọc mụt. 33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân. 34) Chảy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một căn bệnh, cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.

Luyện Dịch Cân Kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

- Nội trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ. Lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

- Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc theo luyện tập. Tứ trung tế song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

- Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Đó là Bách hội: một huyện trên đỉnh đầu, Gio cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập, 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt Nhâm dốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.

- Lục phủ minh: Đó là ruột non, ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng, tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nếu không bị trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.

Một số điều cần chú ý khi luyện tập

1) Số lần vẫy tay không dưới 800 lần. Từ 800 lần lên dần 1,800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bệnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm mười đầu ngón chân.

2) Số buổi tập: - Sáng thành tâm tập mạnh - Trưa trước khi ăn tập vừa - Tối trước khi ngủ tập nhẹ.

3) Có thể tập nhiều tùy theo bệnh trạng. Có bệnh nhân lên số vẫy tay tới 5, 6 ngàn lần trong mỗi buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.

4) Tốc độ vẫy tay. Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1,800 lần hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút, khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng. Bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bệnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.

5) Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít (nặng hay nhẹ): Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao khích biệt. Đây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút. Bệnh huyết áp thì dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm.

Nói tóm lại, phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng và tốt nhất. Đông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (tức bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.

6) Khi vẫy tay về phía sau dùng sức 7 phần, khi trả tay về phía trước thuộc về quán tính còn chừng 5 phần.

7) Đếm số lần vẫy tay: Đếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tĩnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân Âm được bồi dưỡng.

8 ) Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn): Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được, dĩ nhiên nơi nào có không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

9) Trước và sau khi tập: Trước khi tập đứng bình tĩnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh nên cần chú ý đến điểm này.

10) Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thể điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi tập đại đa số thấy có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không.

11) Khi tập cần chú ý đến các điểm sau đây:

- Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư)

- Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực)

- Khi tay trả lại phía trước không dùng sức (nhẹ)

- Tay vẫy về phía sau dùng sức (nặng, mạnh)

- Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay

- Tập ngày 3 buổi kiên quyết tự chữa bệnh cho mình

12) Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhất định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hết quả.

13) Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể sinh bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hạn hữu không tới 1%.

14) Khi tập phải tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông.

Tóm lại cần lưu tâm vào những điều sau:

- Khi tập luôn luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất.

- Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế "thượng thư hạ thực."

- Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1,800 lần mới có hiệu quả.

- Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng hãy tăng số lần vẫy tay lên.

- Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bệnh tật ta đang mắc phải.

- Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn là một phương pháp phòng bệnh rất hữu hiệu.

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền ( Phần 5 - Báo Hình Quyền)



Báo Hình Quyền


Tại Trung Hoa, so cả với tính hung bạo lẫn uy lực thì báo chỉ xếp đứng thứ nhì sau cọp. Nhìn chung trên thực tế, nhờ thân hình cọp thon gọn hơn, báo lại mạnh và nhanh hơn cọp.


Để áp đảo đối thủ, cọp dựa vào hình vóc và sức mạnh bộc phát từ khối cơ bắp đầy, ngắn. Khác với cọp, báo là một hệ thống cấu trúc tổng hòa các cơ bắp cường tráng, dài, dẻo trong một thân hình thon láng, nhanh nhẹn. Sức mạnh và uy lực của báo tùy thuộc vào tốc độ chớp nhoáng và động tác chân. Uy lực của báo rất vững chắc nhưng không căng thẳng, mãnh liệt. Cho nên Báo Hình Quyền chú trong tới các kỹ thuật quật đuôi tự do có thư giãn phát sinh từ tốc độ và sự thăng bằng, phối kết với các động tác dẻo của vùng háng và vùng thắt lưng. Chính vì đạt tới một mức cân xứng giữa sức mạnh công phá mãnh liệt của cọp và sức mạnh tập trung, mau lẹ của hạc mà các nhà sư Thíếu Lâm đã dành cho báo một vị trí trong Ngũ Hình Quyền. Báo Hình Quyền giúp người luyện Ngũ Hình Quyền phát triển về cả hai mặt là thể lực và tốc độ. Thuật ngữ võ học Trung Hoa gọi chung thành quả này là lực, biểu thị một ngoại trạng hoàn hảo của da, gân, xương và cơ bắp.

Báo Hình Quyền không lưu ý nhiều về mặt luyện khí. Bởi lẽ đặc trưng kỹ thuật của báo là quyết liệt, chớp nhoáng vốn thuộc kỹ thuật ngoại chiến, trong khi việc khai triển nội công do sự phát sinh và lắng đọng Khí lại đòi hỏi những động tác khoan thai chính xác. Tuy nhiên, đã có một tương quan chặt chẽ giữa phương thức luyện nội công theo Long và Xà Hình Quyền với ngoại lực của Báo Hình Quyền. Sự hỗ tương cần thiết này nhắm đưa tất cả tới một trình độ hiệu quả hơn.


Đòn tay căn bản trong Báo Hình Quyền gọi là Báo chùy. Đây là một đòn đấm vận dụng sức mạnh tập trung, mau lẹ để đả thương đối thủ. Nắm đấm Báo Chùy kết thành do sự xiết chặt đốt tay thứ nhất của bốn ngón tay, tương tự một nắm đấm bình thường. Ngón cái ép sát dọc phía ngoài nắm tay để tăng thêm độ chắc. Hình thức kết ngón của nắm tay Báo Chùy có hiệu năng tập trung uy lực vào một vùng nhỏ để gia cường sức đánh.

Luyện Báo Chùy cũng bằng cách đấm và đẩy các túi cát, nhưng thay vì dùng bàn tay thì dùng khớp các ngón tay. Các khớp ngón tay chưa luyện tới mức sẽ dễ dàng bị trật, gẫy khi sử dụng Báo Chùy.

Để tăng hiệu lực của nắm tay Báo Chùy không chỉ cần riêng những khớp ngón tay mạnh mà còn cần cả những bàn tay mạnh đủ chịu nổi sức dội của đòn đánh. Các bàn tay được luyện mạnh bằng cách ép và xiết một trái banh cao su mỗi ngày trên 100 lần. Ngoài nắm tay Báo Chùy, Báo Hình Quyền cũng thường sử dụng nắm tay xiết chặt bình thường và nhiều đòn cánh tay hoặc cùi chỏ. Báo rất thành thạo việc chuyển ngoại Kình tới phần thân thể va chạm với đối thủ. Trong trường hợp sử dụng Báo Chùy, Kình phát ra qua các khớp ngón tay. Khi sử dụng ngón tay hoặc cùi chỏ, Kình sẽ phát riêng tại điểm có va chạm để gom sức đánh mạnh hơn.

Hình ảnh hoàn hảo nhất về kỹ thuật chiến đấu của Báo Hình Quyền nằm trong một số đòn phòng thủ, ngăn đỡ. Thay vì ngăn đỡ rồi phản kích, người luyện Báo Hình Quyền chỉ cần dùng cánh tay làm lệch hướng đòn đánh tới cùng lúc phóng nắm tay tấn công. Ngay khi gạt đòn của đối thủ, người sử dụng Báo Hình Quyền đã mau chóng chuyển góc độ của nắm tay để có thể đánh vào chỗ yếu của đối thủ.

Cước pháp của Báo Hình Quyền gồm những bước ngắn, gấp có mục đích tấn vững và tạo ra những bước dài, mạnh cần thiết cho việc chuyển vị trí một cách dễ dàng, mau lẹ.

Nhiều kỹ thuật Ngũ Hình Quyền mang dấu ấn của báo. Hắc Báo Thượng Thụ biểu thị tốc độ và tính chủ động tấn công của báo. Kỹ thuật này là một trong bốn đòn tay chớp nhoáng đánh vào cả hai bên mặt lẫn thân hình đối thủ.

Kim Báo Hí Cầu là một thế phối hợp tay, chân. Trong kỹ thuật này, nắm tay gọi là Ấn Quyền hoặc Ấn Chùy nắm như một trái đấm bình thường đánh vào đầu đối thủ tương tự một trái banh nẩy lên, cùng lúc, phóng một cú đá ngang, thấp vào háng đối thủ.

Một kỹ thuật khác có tên gọi là Báo Tử Định Thân. Kỹ thuật này có thể sử dụng trong cả thủ lẫn công. Khi thủ, Báo Tử Định Thân là một thế khóa thượng kép kiên cố, còn khi công, nó trở thành hai trái đấm đánh vào thái dương đối thủ.

Về tinh thần, báo cũng không khác cọp. Võ sinh Báo Hình Quyền luôn luôn tự hào và chủ động tấn kích. Sự khác biệt chỉ nằm ở điểm trong cả tinh thần lẫn kỹ thuật, tốc độ bao giờ cũng là bản thể của báo.

Tóm lại, Báo Hình Quyền nhằm gia tăng tốc độ đòn đánh và cước pháp của người luyện Ngũ Hình Quyền, giúp tăng cường các thế tấn, đồng thời còn tạo nên một uy lực và sức mạnh đáng kể.

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền ( Phần 4- Hạc Hình Quyền)



Hạc Hình Quyền



Hạc chỉ đơn thuần là một loài chim, nhưng là một loài chim nổi tiếng về tuổi thọ và một dục tính dị thường. Do dục tính dị thường biểu thị một cnguồn năng lực sung mãn và do tính biểu thị cho sự trường thọ. Hạc đã được chọn lựa làm con vật mẫu trong Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền.

Người ta tin rằng hạc sống lâu chỉ vì thân thể nó tích trữ được một lượng Tinh cực lớn. Tinh là tiếng chỉ cho nguồn năng lực nguyên sinh hoặc sinh năng của loài động vật. Hạc triển khai Tinh một cách dễ dàng, vì vốn là một con vật trầm tĩnh và có khả năng tập trung cao độ. Bằng chứng cho tính kiên trì tập trung trên là hạc có thể đứng bất động nhiều giờ liền trên một chân duy nhất.


Luyện Hạc Hình Quyền là cách giúp cho võ sinh kiên thủ nội năng và tăng cường lần sức mạnh về cả hai mặt Nội lực và Ngoại lực. Tác dụng của việc luyện tập là phát triển khí lực nội tại đồng thời làm cứng chắc xương, và cơ bắp.

Hạc có bản chất trầm lặng tương tự như rắn và cũng như rắn, mọi động tác của hạc để triệt hạ hoặc chế ngự đối thủ đều chỉ dùng một lực tối thiểu.

Toàn bộ kỹ thuật Hạc Hình Quyền là những động tác xoay vòng. Tất cả đều nhu nhuyễn và được thư giãn. Tuy nhiên, những động tác này sẽ bật ra một uy lực bất thần, chớp nhoáng ngay khi chạm vào mục tiêu. Có hai loại kỹ thuật khác nhau gọi là trường và đoản thủ. Các động tác thuộc đoản thủ thường là những thế khóa nhằm làm bại liệt tay chân trong khi kỹ thuật tầm xa thường là những đòn trực đả vào các yếu huyệt hoặc các phần hiểm nhược trên người đối thủ.

Nổi tiếng nhất trong Hạc Hình Quyền là những đòn mở rộng tương tự như cánh hạc xòe ra gọi là Hạc Dực. Nay là những đòn rất phổ dụng trong Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền với kỹ thuật vươn tay, xoay vòng và quét. Trong kỹ thuật Hạc Dực, cánh tay hạ thấp bao gồm cả ngón tay chính là võ khí tấn công. Hạc Dực biểu hiện động tác xòe ra và mở rộng cánh của hạc. Vì các thế sử dụng uy lực toàn thân để phát sinh năng lực, đòn này phóng ra một sức mạnh rất lớn. Dã Hạc Khai Dực là một đòn nhắm cắt ngang cặp mắt của đối thủ.


Hạc còn có cần cổ dài để dùng cho các động tác vươn xa. Trong khuôn khổ Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền, những động tác này thường kết thúc với một đòn đánh bằng mỏ. Mỏ hạc, gọi là Hạc chủy là biểu tượng thông thường nhất cho cách thế chiến đấu của hạc. Hạc chủy hình thành do chụm sát năm ngón tay vào một điểm trong khi giữ cho cườm tay hơi cong lại. Đích tấn công của Hạc chủy là mắt, cuống họng là những vùng dễ bị sát thương trên thân thể đối thủ. Đòn Hạc chủy thường thấy trong Ngũ Hình Quyền là Song Hạc Đái Đầu. Đòn này được biểu hiện bằng vị thế nghịch hướng của hai tay nhằm tấn công vào thái dương của đối thủ. Phần trong của bàn tay Hạc chủy cũng có thể trở thành một bàn tay đánh móc gọi là Hạc Cảnh, được dùng trước hết để xô cho đối thủ mất thăng bằng rồi chộp vào cổ, cánh tay hoặc chân đối thủ. Đòn này được trù định với một sức mềm mại có thư dãn. Tuy nhiên tốc độ và cử động vồ chộp của cườm tay sẽ tăng thêm uy lực đã được tập trung cho cú đánh. Bạch Hạc Thủ Sào là một đòn đánh biểu hiện sự sử dụng Hạc cảnh để thủ. Mặc dù Hạc chủy là biểu trưng quen thuộc nhất cho Hạc Hình Quyền, một lối đánh khác cũng được sử dụng nhiều không kém là Hạc đỉnh, tức đầu hạc. Theo lối đánh này, phần chót cùng nơi cổ tay của người sử dụng hạc đỉnh mô phỏng như một đầu hạc. Đúng như cách con hạc có thể đánh bằng đầu rồi xô hoặc dẩy bằng cổ, người sử dụng hạc đỉnh đánh bằng phần chót cùng của cổ tay bẻ cong lại rồi phóng tiếp một cú đẩy mạnh vào thân hình đã ở sẳn trong thế bị đả thương của đối thủ. Mục tiêu tấn công của những đòn đánh như thế này nhiều khi là cằm, thái dương hoặc nách. Người sử dụng Hạc đỉnh không chỉ phóng đòn bằng phần cứng của cườm tay mà còn bồi thêm cú xô bằng phần cườm tay uốn cong trong khi dùng toàn thể cánh tay như cần cổ hạc (Hạc cảnh).


Kỹ thuật Hạc đĩnh mang tên Dã Hạc Thủ Động là một động tác nhằm cả công lẫn thủ cùng một lúc. Đây là một thế thủ cao chận cánh tay tấn công của đối thủ bằng cườm tay hạc đĩnh đồng thời đánh trả vào một yếu huyệt trên cánh tay trước của đối thủ. Thế thủ này nhiều uy lực đến độ tức khắc biến thành đòn công gây đau đớn bại liệt cho cánh tay đối thủ.


Hạc Hình Quyền còn có một đòn chân đặc biệt là Bạch Hạc Độc Lập, theo đó người ta sẽ trụ trên một chân trong khi chân kia nhấc lên để triệt một cú đá thấp đang công tới. Liền ngay sau đó, lập tức phản cước bằng chân đang nhấc cao. Đây là một cú đá thẳng chính diện gọi là Bạch Hạc Tản Trảo.

Việc luyện Hạc Hình Quyền nhằm giúp cánh tay và ngón tay vươn dài và thêm mạnh. Luyện Hạc Hình Quyền cũng còn để hoàn thiện tốc độ ra đòn và khả năng giữ thăng bằng, vì các động tác đều mau lẹ, linh hoạt, sử dụng vùng thắt lưng, mềm mại, bền dẻo với nhịp chân uyển chuyển.

Nhiều kỹ thuật tập đặc biệtcũng được vận dụng để cải thiện và tăng cường sức mạnh cho bàn tay của người luyện Hạc Hình Quyền. Vì Hạc Hình Quyền chủ gom hết sức mạnh tấn công chỉ vào một mục tiêu nhỏ nên kiện toàn các ngón tay trở nên điều quan trọng. Ngoài các bài tập riêng của Hạc Hình Quyền để tăng cường sức cho ngón tay, người luyện Hạc Hình Quyền còn cần tập thêm những bài tập thuộc các loại hình quyền khác. Xà Hình Quyền dạy cho truyền thẳng khí lực vào các ngón tay, trong Long Trảo và Hổ Trảo sẽ tiếp thêm ngoại lực cho các bàn tay và cả ngón tay nữa.


Xỉa, đẩy các túi cát căng cứng là cách tập để phát triển Hạc chủy. Khi các bàn tay đã hoàn thiện sẽ thay cách xỉa đẩy bao cát bằng cách thọc nắm tay Hạc chủy vào các thùng sỏi, đá cục. Việc tập luyện này khiến các ngón tay trở nên cứng chắc và biến thành những vũ khí hiệu quả khi đánh trúng mục tiêu.

Để cải thiện cườm tay Hạc chủy thì dùng phần chót cùng cổ tay Hạc chủy đánh vào túi cát và phần uốn cong của cườm tay hạc đỉnh đẩy túi cát.


Đáp ứng cho đòi hỏi cần có mắt cá chân mạnh để giữ nổi thăng bằng khi thực hiện thế Bạch Hạc Độc Lập, người luyện Thiếu Lâm Hạc Hình Quyền thường tập với mắt cá chân có đeo nặng. Tinh thần tập trung

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền ( Phần 3 - Xà Hình Quyền )



Xà Hình Quyền

Do thiếu chân để xoay sở mau lẹ và tính chất mềm mại âm hiểm hơn là hung bạo, mạnh mẽ mà con rắn có vẻ giống với con vật không giống nó trong Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền.



Chủ đích của Xà Hình Quyền là phát triển và tăng bồi Khí lực, tức là một tinh thể cho phép tập trung và thấu chuyển uy lực vào các đòn đánh.

Do thiếu tay, chân, loài rắn phải cử động bằng cách vặn bẻ ngoằn ngoèo toàn thân. Để tạo hiệu năng chiến đấu, loài rắn phải san lấp nhược điểm thiếu chân của mình bằng một số điều, chẳng hạn như : có thể cuộn mình và vươn thẳng đứng, như giống rắn hổ thường làm. Từ thế cuốn khúc này, với sự chính xác và một tốc độ khủng khiếp, nó phóng thẳng về phía con mồi. Chính từ ngay sự xung kích và cử động bẻ vặn thân mình, rắn đã đạt tới một uy lực và sức mạnh cực lớn.



Một điểm lợi khác có thể còn quan trọng hơn cả kỹ thuật chiến đấu độc đáo của loài rắn nằm ở việc phát triển và truyền phóng khí lực trong từng đòn đánh. Bởi lẽ luôn trầm tĩnh, thư giãn, rắn tích tụ nhiều khí hơn những con vật khác. Do đó, khi phối hợp nội năng vào kỹ thuật ngoại kích, rắn đã trở thành một đối thủ mạnh mẽ và đáng sợ. Xà Hình Quyền khác với bốn loại hình kia nhờ những cử động lưu loạt thư giãn, phóng ra một uy lực gồm cả hai tính chất Cương và Nhu. Các loại hình quyền kia thường dùng một sức mạnh căng bạo để hạ đối thủ, trong khi Xà Hình Quyền không có đòn đấm, chỉ tấn kích qua ức bàn tay và đầu ngón tay. Đối với Hổ Hình Quyền chẳng hạn, Xà Hình Quyền trái ngược hẳn. Sức mạnh của Hổ Hình Quyền dứt khoát thuộc về Ngoại lực. Hổ Hình Quyền náo hoạt tới mức độ gây ầm ĩ trong từng đòn đánh để đạt tới sức mạnh siêu tuyệt. Năng lực của rắn mang tính trầm lặng và thuộc về nội tại. Cho nên, rắn hoàn toàn lặng lẽ khi sắp xếp một đòn xuyên phá uyển chuyển.

Vì vậy, toàn bộ kỹ thuật của rắn mang một trình độ võ thuật hoàn hảo trong đó, thủ và công được thực hiện nhất loạt. Không có sự khác biệt giữa thủ và công, vì thủ lập tức biến thành công và ngược lại. Đối vớ Xà Hình Quyền, các kỹ thuật cuốn khác và uốn vòng của rắn thường mang tính phòng thủ lúc đầu rồi vụt chuyển thành trực kích, cốt yếu ở sự mềm mại hơn là tốc độ tấn công.


Xà Hình Quyền gồm nhiều lối đánh bằng đầu ngón tay, trong đó có một đòn tạo thành hình lưỡi rắn bằng cách chĩa ngón trỏ và ngón giữa về phía trước trong khi bẻ gập các ngón khác lại. Đòn này thường nhắm vào các điểm nhược của cơ thể như mắt chẳng hạn.

Một cách đánh ngón tay khác gọi là Thanh Xà Xuất Động xếp các ngón tay lại như đầu một con rắn hổ đang cuốn khúc vươn lên. Theo đúng cách tấn công mồi của rắn hổ, đòn ngón tay này phóng ra từ một cùi chỏ uốn cong xuống đạt tới cực điểm mạnh khi vươn cánh tay về phía trước. Đòn này còn được dùng như thế thượng tỏa (thủ phần trên cao) có thể biến nhanh chóng thành một thế tấn công sát tử nhắm vào cuống họng hoặc mắt.

Một cách đánh ngón tay khác nữa gọi là Thủy Xà Thượng Diện là một cú móc ngược ngón tay nhắm một điểm thuộc họng hoặc nách.

Ngoài các kỹ thuật chiến đấu căn bản, mọi loại hình quyền đều không bỏ quên thái độ và tinh thần của các con vật được mô phỏng. Thói quen chiến đấu của loài vật luôn dựa trên bản năng nên việc đưa được bản năng đó vào trong võ công là điều quan trọng. Do đó, giữ cho thân mình sinh động và linh hoạt là điều tất yếu khi thực hiện Xà Hình Quyền. Trù hoạch sự tiếp giao đúng lúc cho nguồn sức mạnh nhu nhuyễn, lưu hoàn nơi các cánh tay với nguồn ngoại lực cương mãnh nơi các bàn tay là cần thíết vì Xà Hình Quyền nhiều khi vẫn cần tới cương lực.

Đóng góp quan trọng nhất của Xà Hình Quyền là sự phát triển Khí lực, thành quả gặt hái từ sự thư giãn và sự tập trung. Khi luyện Xà Hình Quyền võ sinh phải tập cho được hai điều là Tĩnh và Nhu, cố mô phỏng cái thân hình dài có thể phát lực qua từng cử động. Để dễ thư giãn, toàn bộ kỹ thuật Xà Hình Quyền cần được thực hành một cách khoan thai và với sự tập trung. Theo cách tập này, mỗi phần của cơ thể đều chịu tác động và đều được nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi hay thư giãn giúp cho thân thể mềm mại, bền dẻo trong khi tập trung đưa tới sự bình thản sáng suốt là những điều cần thiết cho bất kể nhân vật võ lâm nào.

Do kỹ thuật Xà Hình Quyền, người luyện Ngũ Hình Quyền biết được cách chuyển Khí lực qua cánh tay để phóng ra đầu ngón tay. Khi không có va chạm thì có vẻ như tất cả đều vô lực. Tuy nhiên, khi va chạm xảy ra, sức mạnh lập tức phát sinh. Nhưng, Xà Hình Quyền không có kỹ thuật tập để phát triển và tăng cường ngoại lực các ngón tay. Điều nay sẽ được đạt tới qua các bài tập đặc biệt liên hệ tới Long, Hổ và Hạc Hình Quyền.




Điều quan trọng với người thực hành Xà Hình Quyền là phải giữ được bình thản và trầm lặng để triển khai giác quan và cảm nhận ngay cách thế của đối thủ. Va cham thực sự bằng cánh tay luyện Xà Hình Quyền có hiệu quả tương tự như bàn tay trực đả của Vịnh Xuân hoặc bàn tay xô tới của Thái Cực Quyền. Khi chưa va chạm thì tất cả đều như vô lực không có nghĩa là các đòn đánh của rắn chỉ đơn thuần là các va chạm yếu ớt, nhẹ nhàng của một chiếc nanh độc ma quái. Mặc dù có vẻ mềm mại, mọi động tác của người sử dụng Xà Hình Quyền đều mau lẹ và mạnh mẽ. Khi va chạm, sức mạnh của khí lực nội tại sẽ tạo nên một uy lực có thể lớn gấp quá 7 lần sức mạnh bình thường của con người.

Thể hiện tinh thần đặc biệt của loài rắn, người luyện Ngũ Hình Quyền phải Tĩnh đủ để quán triệt bản thân mình và cảm thấy hoàn toàn bình lặng, bất kể mọi quấy rầy của ngoại cảnh. Trong điều kiện đó, khí lực sẽ thông lưu từ sóng lưng qua cánh tay tới tận đầu các ngón tay. Để đúng như rắn, trước khi công hay thủ, mọi động tác đều cần khoan thai (tương tự khi tập Thái Cực Quyền) và thận trọng. Trong ứng dụng thực tế, nhiều đòn đánh đều nhắm các yếu huyệt nhạy cảm của đối thủ. Những yếu huyệt này là những vùng cốt tử của cơ thể chỉ cần bị kích thích sẽ gây ra đau đớn dữ dội, ngất xỉu, thậm chí vong mạng nữa.

Sau khi thẩm thấu kỹ thuật Thiếu Lâm Xà Hình Quyền, người ta có thể chiến đấu với một tốc độ chớp nhoáng và một sự tập trung thông suốt.