Thấy Hay Thì Like

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

TUYỆT KỸ ĐIỂM HUYỆT ( Hết)

Cách chữa trị chấn thương và giải huyệt cứu người


Cách cứu chữa và giải huyệt chảy máu mũi

Nguyên nhân thường xảy ra trong lúc tranh giải, thí dụ như môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, đấu võ... Vô ý va chạm mạnh vào vùng mũi, ắt phải chảy máu mũi.

Ta cứu chữa bằng cách như sau:
Đặt nạn nhân nằm thẳng mặt để ngửa, đắp trên trán một chiếc khăn nhúng nước lạnh, nếu có nước đá chườm vào gáy càng tốt. Đoạn kéo nạn nhân ngồi dậy trong tư thế ngồi tay buông lỏng, vẫn dùng khăn bọc nước đá kéo dọc theo đường xương sống từ gáy đến tận thắt lưng (vùng mạng môn huyệt). Nếu máu vẫn còn chảy vì chấn thương nặng phải dùng đến bí quyết giải huyệt.

Cách bấm và giải huyệt: Tay trái đỡ cằm nạn nhân, tay phải bấm huyệt Phong phủ,sau đó để nạn nhân trong tư thế mặt cúi xuống cằm chạm ngực, dùng cạnh mép tay phải chém vào huyệt Thiên trụ vớt lên huyệt Phong phủ. Lập tức dòng máu ngưng chảy, nên nhớ bàn tay phải ....lui lại lấy đà giải huyệt không quá 20 cm. Kỹ thuật này nhằm mục đích gây nên một chấn động nhẹ vào đốt xương cổ thứ nhất vị trí huyệt Thiên trụ cũng là vị trí hệ thần kinh đối giao cảm được kích thích làm dòng máu bị gián đoạn trong một phần giây thời gian. Nhờ sự gián đoạn đó mà máu ở vùng mũi bị vỡ được đông lại không chảy máu nữa.
Nếu nạn nhân vẫn bị choáng, bấm thêm: huyệt Thượng tinh, Đại chùy, Hợp cốc, Nghênh hương, Ủy trung.

Sau đó để nạn nhân nằm ngửa vài phút, tránh không được cử động mạnh như xì mũi hoặc thở mạnh. Nạn nhân nên thở bằng miệng, khoảng thời gian từ 1 đến 3 phút.

Cách cứu chữa bị toét mí mắt hoặc chân mày bị toét chảy máu

Cho nạn nhân ngồi xuống, tư thế ngồi dựa đầu nạn nhân về phía sau có thể tỳ ngả vào đầu gối người cứu. Lập tức lấy hai ngón tay cái và chỏ của bàn tay phải bấm kẹp vào vết thương đang rỉ máu khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút, ta từ từ buông ra không bấm nữa, kỹ thuật bấm kẹp vết thương để cầm máu này là ảnh hưởng do cơ chế đông máu làm liền miệng vết thương. Tuy nhiên không được cử động mạnh như lên gân cơ bắp, vì vết thương chưa lành hẳn.

Cách lấy huyệt vùng đầu cổ tay chân và sau gáy (giải huyệt chảy máu mũi và toét mí mắt)

Huyệt:

1. Thượng tinh

2. Đại chùy

3. Hợp cốc

4. Nghênh hương

5. Ủy trung

Giải huyệt khi bị đá trúng hạ bộ

Bị đá trúng hạ bộ, tinh hoàn chạy lên trên, ta đưa chúng về vị trí cũ bằng những phương pháp giải huyệt như sau:

Nếu không bị bất tỉnh chỉ điếng người, hãy đỡ nạn nhân đứng dậy và giúp cho anh ta nhảy tại chỗ. Hai chân phải thẳng nhấn mạnh gót xuống mặt đất thường thường như vậy khoảng 10 lần là đâu sẽ vào đó. Nạn nhân không thể nào đứng dậy được vì quá đau đớn,thì cho nạn nhân ngồi hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Người cứu đứng sau lưng hai tay luồn qua nách nạn nhân nhấc anh ta lên khỏi mặt đất khoảng 20 cm và để rơi phịch xuống bằng tất cả sức nặng cơ thể anh ta, tuy nhiên người cứu vẫn nắm giữ nạn nhân. Làm như vậy liên tục chừng mươi lần là khỏi. Dùng ức bàn chân đá vào đốt thắt lưng (12 - 13) kích thích hai bên là huyệt Thận Du.
Nếu dùng chân phải giải huyệt, chân phải cách mặt đất chừng 15cm - 20cm. Vị trí từ ức bàn chân

đến thắt lưng khoảng 25cm - 30 cm. Khi đá chân phải mềm dẻo. Bằng một kỹ thuật đá chuẩn xác chậm rãi thăm dò từ 1 đến 3 lần. Khi thấy sắc mặt nạn nhân binh thường trở lại, biết là tinh hoàn đã trở về vị trí cũ, thì đừng đá. Sau đó giúp nạn nhân đi thong thả vài bước (cầm tay nạn nhân quàng qua vai mình, ôm hông kè dìu đi) cho cơn đau thật sự chấm dứt.

*. Trường hợp nặng: Cách giải huyệt hạ bộ khi nạn nhân đã bất tỉnh: Để nạn nhân nằm ngữa 2 tay buông xuôi, 2 chân duỗi thẳng. Người cứu đứng về phía phải sát với chân nạn nhân, người cuối xuống tay trái nắm lấy cổ chân phải của nạn nhân còn chân trái vẫn để nguyên, kéo chân phải lên sau đó dùng đốt thứ hai ngón giữa bàn tay phải điểm thật mạnh vào huyệt công tôn (cách lấy huyệt công tôn, ở mép cạnh chân trong đốt thứ hai của ngón cái dài) điểm thật mạnh từ 1 đến 3 lần thật chuẩn xác đúng huyệt, kỹ thuật tay phải lui lại để lấy đà giải huyệt khoảng cách từ 20cm - 30cm. Cũng có thể dùng cạnh bàn chân trái nhấn vào huyệt di tinh đưa xuống khí xung, cùng lúc dùng mép cạnh bàn tay phải chém mạnh vào huyệt (công tôn) kích ứng vào phương pháp này hiệu nghiệm hơn cả.
Cách giải huyệt cứu người khi bị đánh ngất:

Khi nạn nhân bị chết giấc vì bị địch đánh trọng thương nơi bụng, hông, dạ dày, bị siết cổ, bị đánh trúng các yếu huyệt ....

1. Hãy đặt nạn nhân nằm sấp, chân tay duỗi thẳng, sau đó ta cởi bỏ bớt nút áo, nút quần cho nạn nhân thoải mái, để máu huyết lưu thông dể dàng...

Ta hãy ngồi bên trái của nạn nhân, bàn tay trái của ta đặt trên vai trái của nạn nhân, sau đó ta hãy dùng bàn tay phải của ta ấn trên xương sống ở ngay đốt xương sống thứ 7

(đốt xương lồi lên gần tầm hai vai). Dùng chưởng bàn tay, hoặc ức của bàn tay dồn sức vào đánh thốc từ dưới lên đều đặn không ngừng cho đến khi đương số thở được.....

Trường hợp này là bởi vì ta đánh thốc đều đặn như vậy là ta kích thích các huyệt Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du.... nếu ta có nội công hay nhân điện thì sự kích thích lên các huyệt này sẽ có kết quả nhanh chóng hơn...

Sau khi nạn nhân đã hồi tĩnh thì ta đỡ nạn nhân ngồi dậy, hai chân duổi ra thoải mái, ta hãy đứng sau lưng nạn nhân, dùng hai tay nắm lấy hai vai của nạn nhận xoay vòng từ trước ra sau chậm rãi nhiều lần để giúp cho nạn nhân thở hơi được dài và sâu hơn... Nếu thấy nạn nhân hơi thở đã điều hòa rồi thì hãy đỡ nạn nhân đứng dậy.... Mặc dù nạn nhân đã tĩnh nhưng ta vẫn phải theo dõi thêm vài phút cho chắc ăn vì đôi khi nạn nhân bị thương quá nặng, vẫn có thể lăn đùng ra bất tĩnh lại như trước.....

2. Trường hợp nạn nhân bất tĩnh nặng hơn và máu ra từ mũi, hai mắt đã lạc thần trắng đục, hai chân cứng đơ.... Thì ta hảy đỡ nạn nhân ngồi dậy, hai chân duỗi thẳng ra, người của nạn nhân hơi khom về phía trước, lúc này thì đốt xương thứ 7 sẽ nổi rõ hơn, ta ngồi phía sau lưng nạn nhân dùng ức bàn tay đánh thốc từ dưới lên, đánh thật mạnh và đều tay, nếu đánh bằng tay thấy không đủ mạnh thì ta đứng dậy dùng đầu gối của mình thúc

để gây chấn động cả lồng ngực của nạn nhân.... nhưng nhớ là chỉ nên dùng sức vừa đủ thôi, nếu không nạn nhân "đi " luôn thì mệt !!!

Nếu mình có nội công, nhân điện thì hãy dùng tay xoa xung quanh huyệt Mệnh Môn nhiều lần thì tốt vì nơi đây là nơi giao tiếp của các đường kinh mạch trọng yếu cho nên sẽ rất có ích trong việc giúp cho nạn nhân mau chóng hồi phục....

Khi nạn nhân bị đánh trọng thương thì ta hãy cố gắng cứu tĩnh nạn nhân càng sớm càng tốt vì để nạn nhân bất tĩnh lâu quá sẽ gây ứ máu trong huyết quãng, thương tổn thần kinh trung ương (brain damage)... v...v..... về sau sẽ cứu chửa khó khăn hơn....
Ghi chú:

Huyệt Phế Du thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp đến động mạch, tĩnh mạch, thần kinh, tim và phổi....

Huyệt Quyết Âm Du cũng thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp

đến tim và phổi.....

Huyệt Tâm Du cũng thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp đến tim....

Thêm một vài cách cứu tỉnh người:


Cách 1:

Việc đầu tiên là đặt nạn nhân nằm ngữa xuống đất cho thoải mái.... Ta hãy nắm lấy tóc mai của nạn nhân giật mạch để kích thích cảm giác, rồi sau đó ta bắt đầu đè, ấn, chà xát, và vỗ đều đặn vào các đại huyệt (nếu có dầu thì càng tốt nếu ta không có nội công hoặc nhân điện) như: Bách Hội (Đỉnh đầu); Mục Song (giữa trán); Nhân Trung (ngay giữa mũi và miệng); Hợp Cốc (chổ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ); Dũng Tuyền (giữa lòng bàn chân); Thập Tuyên (ngay má ngoài bàn chân gần ngón út).

Cách 2:

Nếu nạn nhân bị thương ở ngực, ta hãy dùng cách y chang như trên kích thích các đại huyệt sau đây: Thương Tinh (trên chân tóc trước trán một chút); Bách Hội (đỉnh đầu); Phong Trì (sau ót bên phải); Thái Dương (sau chân mày); Đầu Duy (ngay góc trán, trên huyệt Thái Dương một chút).

Cách 3:Nếu nạn nhân bị bế khí ù tai thì ta kích thích ở các đại huyệt sau đây: Hợp Cốc, Đản Trung (ngay giữa ngực), Thính Cung + Thính Hội + Ế Phong (ba huyệt này nằm xung quanh tai)

Còn rất nhiều cách cứu chữa nữa nhưng phần lớn tất cả đều giống nhau cho nên tóm lại, hể bất kỳ trường hợp nào mà nạn nhân ngất xỉu, khó thở, xùi bọt mép.....v....v... thì ta cũng đều phải cố gắng nhanh chóng kích thích bằng cách đè ấn, chà dầu, vổ đều đều và mạnh tay vào các đại huyệt trên Nhâm Đốc nhị mạch, và các đại huyệt ở trên hai cánh tay..... thì cơ hội cứu tĩnh nạn nhân rất cao vậy... !!!



------------------------------------------------------

Ghi chú : Tài liệu trên chỉ có tính chất tham khảo , mọi sự thực hành và học tập , cần tìm Thầy giỏi và có kinh nghiệm để học, không được thử nghiệm đối với bản thân hoặc bạn bè hay những người chung quanh , mọi bất trắc người sử dụng tài liệu hoàn toàn chịu trách nhiệm .
Nguồn : Tatatoti (st theo vothuat.net.vn)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét