Chia Sẻ Kiến Thức Võ Thuật

Chia sẻ và tôn trọng ý kiến cá nhân, góp ý dựa trên tinh thần xây dựng.

Các Món Ăn Chế và Tự Chế

Mang lại cho bàn ăn nhà bạn những bữa ăn ngon và đặc biệt.

Cung Cấp Tin Tuyển Dụng

Dành cho các bạn sinh viên mới ra trường cũng như người chưa có việc làm. Chia sẻ kỹ năng trả lời phỏng vấn của cá nhân + sưu tầm.

Ý Nghĩa Cuộc Sống

Chia sẻ những lời yêu thương, câu chuyện ý nghĩa và bài học cuộc sống.

Thương Nhau Mà Sống - Hãy Cười Lên

Em với anh như 2 hằng đẳng thức - Gần bên nhau như 2 vế lập phương -Tạm xa nhau 2 bình phương một tổng -Hẹn 1 ngày ta sẽ chứng minh sau .

Thấy Hay Thì Like

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền ( Phần 3 - Hổ Hình Quyền)



Hổ Hình Quyền



Cổ ngữ Trung Hoa nói rằng : “Một trái núi không dành cho hai con cọp”. Lời nói xuất phát từ ý nghĩ cho là loài cọp thường tự hào tới mức luôn luôn đặt mình vào vị thế độc bá một vùng. Vì tại Trung Hoa không có sư tử nên cọp chính là Chúa Sơn Lâm. Cũng do đó, Hổ Hình Quyền đã có mặt trong Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền.

Khi ngắm hoạt động của loài cọp, các nhà sư Thiếu Lâm đã thấy được sức mạnh, sự dũng cảm và uy lực của chúng và đi tới kết luận đây là con vật có giá trị vô biên với tư cách một mẫu mực để noi theo rèn luyện võ thuật. Ngũ Hình Quyền phản chiếu ảnh hưởng đậm đà hành vi của loài cọp. So với bốn loại hình quyền kia, Hổ Hình Quyền khác biệt hẳn ở điểm chủ tạo một thể cốt mạnh mẽ. Cọp là con vật mau lẹ và quyết liệt. Động tác tấn công của cọp là động tác ép tới giống như đang bị xô bởi một cỗ xe. Sức cọp là một loại ngoại lực cương mãnh hung bạo.

Hổ Hình Quyền không chỉ nhằm phát triển uy lực mà còn nhằm biến đổi tình trạng gân, xương để tăng phần kiên mãnh cho cổ và sống lưng. Cổ và sống lưng để đạt tới mức bền dẻo, có khả năng căng ra đủ để phát nổi một ngoại lực cương mãnh. Bởi uy lực của nhiều loại công phu do các thế tấn vững và cử động mạnh của thắt lưng tạo ra, nên người luyện võ phải có một sống lưng hoàn kiện. Hổ Hình Quyền triển trai ý hướng đó.


Kỹ thuật căn bản trong Hổ Hình Quyền là hổ trảo. Hổ trảo hình thành bằng cách quặp các ngón tay theo dáng của móng cọp. Đây là một đòn tấn công thẳng, ngắn để kéo, bẻ, xé hoặc ép tới. Đích nhắm của Hổ trảo là mặt, cổ, háng, cánh tay hoặc cổ tay. Khi va chạm, ức bàn tay áp mạnh để giúp các ngón tay bấu chắc hơn, rồi bẻ quặt hoặc lôi thẳng xuống.

Hổ Trảo khác Long Trảo ở điểm Long Trảo là một kỹ thuật bắt , khóa còn Hổ Trảo là một cử động ép hoặc xé bất chợt. Dù hầu hết kỹ thuật Hổ Hình Quyền xoay quanh Hổ trảo nhưng cũng có một số thế sử dụng nắm tay, trong đó có thế Lão Hổ Đái Đầu dùng nắm tay xiết chặt phỏng theo cách tấn công bằng đầu của cọp. Nhưng nổi bật và đậm màu sắc vẫn là các thế đánh bằng trảo thủ như Mãnh Hổ Hồi Đầu, Ngạ Hổ Khiên Dương, đặc biệt là Lão Hổ Tiển Đầu. Ứng dụng kỹ thuật sau này có nhiều cách khác nhau. Hoặc biến một tay thành hổ trảo chụp lấy cổ tay đối thủ trong khi tay kia dùng quyền đánh thẳng xuống. Hoặc một tay chộp ngược cổ tay rồi bẻ cánh tay đối thủ, trong lúc tay kia năm lại áp mạnh xuống một điểm ở phía sau và trên cùi chỏ đối thủ. Đây là một thế khóa kép tạo ra đau đớn dữ dội. Thiếu lâm Hổ Hình Quyền cũng sử dụng chưởng, chẳng hạn như kỹ thuật Mãnh Hổ Thôi Sơn, một tay biến thành Hổ trảo chộp nắm tay tấn công của đối thủ đồng thời ức bàn tay kia đánh vào sườn đối thủ.

Nhiều kỹ thuật đá đặc biệt cũng được biểu hiện trong Hổ Hình Quyền, trong đó, một kỹ thuật đã trở nên quen thuộc với tên gọi là Hổ Vĩ Thoái hoặc Hổ Vĩ Cước. Khi thực hiện kỹ thuật đá này phải giữ cho thân mình song song với mặt đất, hai cánh tay dang về phía trước. Điểm cần lưu ý là khi sử dụng hổ trảo thì không phải các ngón tay mà chính toàn thể bàn tay mới thực sự quan trọng. Đây là chiếc khóa để triển khai ngón tay, ức bàn tay và cả chân nữa.

Để luyện hổ trảo, người ta tung lên không những túi cát nặng, nhỏ rồi dùng các ngón tay bắt lại. Các túi các này cũng được dùng khi luyện các thế vồ chụp của Hổ Trảo nhưng với tốc độ cực nhanh.

Về việc tăng cường sức mạnh của các ngón tay và cánh tay thì phương pháp tương tự như phương pháp luyện Long Trảo Công. Trước đây, để biến đổi và tăn sức cho ngón tay, bàn tay và cánh tay luyện Hổ Trảo, các võ sinh vồ chụp và bấu cành cây. Ngày nay, cành cây được thay thế bằng trái banh cao su.

Vì bàn tay được vận dụng để tạo hiệu năng cho hổ trảo nên cánh tay và ngón tay được phát triển qua cách thực tập đẩy bằng ngón tay. Việc hoàn thiện lưng và cổ được thực hiện với một phương pháp đẩy đặc biệt nhằm tạo lực cho cả cánh tay, lưng và chân. Phương pháp ấy đòi hỏi kéo toàn thân về phía trước cho tới khi ngực gần như sát đất thì vận dụng các cơ bắp trên lưng đảo ngược cử động lôi toàn thân về phía sau. So với các phương pháp đẩy thông thường chỉ lên và xuống thẳng thì phương pháp này cử động giống như cuốn về phía trước rồi cuốn về phía sau. Hổ Hình Quyền cũng có nhiều kỹ thuật thở để phát triển sức mạnh và uy lực. Khi thở phải phát ra những tiếng động với số lượng được quy định rõ theo thời khắc. Hơi thở có tiếng động là một nét đặc biệt quan trọng vì nó tạo ra sức bền bằng cách thúc ép tống xuất hết thán khí để thay bằng dưỡng khí cần thiết cho sự phát lực. Bật ra hơi thở có tiếng động còn là cách giữ vững tinh thần ở độ cao, một yếu tố quan trọng khi cử động mạnh mẽ và chớp nhoáng. Cho nên, võ sinh bao giờ cũng bật thở và phát ra một tiếng “oác” khi tung một đòn Hổ Trảo. Không có phần nào trong Hổ Hình Quyền đề cập tới tinh thần. Khi thực hiện Hổ Hình Quyền, chỉ cần chiếc cổ căng thẳng và cặp mắt giận dữ. Võ sinh phải cảm và nghĩ như mình là một con cọp hoang vừa rời núi. Uy lực luôn luôn đến do lòng tự hào. Đây là lúc tinh thần của con cọp hoang hiển hiện để tăng thêm uy lực phi thường cho mọi cuộc chiến đấu. Tinh thần tự hào của loài cọp vươn lên cũng khiến tiêu giảm nhược điểm trước bất kỳ đối thủ nào.

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền (Phần 2- Long Hình Quyền)



Long Hình Quyền




Con rồng Trung Hoa không tương quan với con rồng phun lửa Tây Phương và loại khủng long thời tiền sử. Nó chỉ đích thực là sản phẩm của tinh thần tín ngưỡng và được nhắc trong các kinh sách nhà Phật như một linh vật có toàn năng ẩn hiện, biến hóa.

Theo kinh sách cổ, rồng sống ngoài biển cả tùy theo ý muốn của nó, rồng sẽ hiện ra hoặc biến đi. Người Trung Hoa thường cho rằng rồng có sứ mạng phun nước làm mưa và vào những lúc thực hiện sứ mạng này, rồng sẽ hiện hình trong mây. Thân hình con rồng Trung Hoa tương tự như thân hình loài rắn nhưng có vẩy phủ kín. Chân tay rồng giống như loài rắn mối, phần cuối có vuốt sắc nhọn. Đầu rồng thì gần như đầu rắn.

Võ công Thiếu Lâm phát nguyên từ Phật giáo nên rồng trở thành một ứng viên hoàn hảo biểu thị những nét đặc sắc của Ngũ Hình Quyền. Do mang tên của con vật thần bí này, Thiếu lâm Long Hình Quyền đã vượt quá thế giới thực tế dễ nhận biết của các công phu rèn ngoại lực và xâm nhập thế giới tinh thần của các năng lực nội tại, nhưng dù biểu thị cho nội lực, rồng vẫn đóng góp hữu ích cho việc rèn ngoại lực.

Rồng vốn không có mặt trong thực tế nên nhiều kỹ thuật của rồng chỉ là biến dị những đặc trưng thuộc kỹ thuật của các con vật khác. Chẳng hạn, động tác Long Hình Quyền thường mềm mại và uốn vòng tương tự cử động của loài rắn, dù không hoàn toàn giống.

Tuy nhiên, không hề có sự lẫn lộn giữa Long Hình Quyền và Xà Hình Quyền trong võ công Thiếu lâm. Dù cả hai giống loài rắn mối, nhưng rắn không có chân còn vuốt rồng tạo thành một yếu tố quan trọng trong cách thế chiến đấu của rồng.

Trong khi Xà Hình Quyền gồm nhiều động tác mềm mại uốn khúc và tấn công bằng đầu ngón tay thì Long Hình Quyền được biểu hiện bởi các động tác mềm mại xoay vòng và kết thúc bằng một đòn cương mãnh đột ngột. Rắn chỉ vận dụng riêng Nhu lực còn rồng vận dụng một sức mạnh phối hợp cả Cương lẫn Nhu.


Do con rồng có móng vuốt, gọi là Trảo, nên Long Hình Quyền có một kỹ thuật trảo thủ đôi khi có thể lẫn với cách sử dụng móng vuốt của Hổ. Tuy nhiên, vẫn có thể phân biệt Long Trảo với Hổ Trảo qua các đặc trưng là Long Trảo chủ về vồ chụp trong khi Hổ Trảo chủ về cào xé. Kỹ thuật Long Trảo không đánh từ trên xuống để xé toạc đối thủ mà mềm mại hơn, nhắm trước hết tới việc khóa hoặc lôi giựt.

Kỹ thuật căn bản biểu hiện Long Hình Quyền và Long Trảo. Nhưng không hẳn mọi động tác tay trong Long Hình Quyền đều thuộc về Trảo, mà vẫn có những đòn tấn công bằng ức bàn tay và nắm tay tức Chưởng và Quyền. Long Trảo chỉ là kỹ thuật tay thường được sử dụng nhất. Đặc điểm của kỹ thuật Long Trảo là giữ trảo thủ ở vị trí ngang bằng trù bị thuận lợi cho việc vồ chụp một bộ phận nào đó trên người đối thủ như tay, tai…

Long Hình Quyền nổi tiếng với nhiều trảo thủ khác biệt như :

- Thần Long Triển Trảo: Trảo thủ nghiêng về một bên, di động qua lại theo đường chân trời, luôn nhắm vào sườn đối thủ, sử dụng vùng thắt lưng để phát lực.

- Kim Long Thí Trảo: Dùng cả hai tay tạo thế khóa kép, lấy cùi chỏ áp chế cánh tay đối thủ và có thể bẻ gãy, nếu cần.

- Thần Long Nhập Hải: Khởi đầu như một thế chộp bằng cả hai trảo thủ rồi dồn hết sức nặng lôi cho đối thủ mất thăng bằng và đả bại.

Mặc dù Trảo Thủ thường được sử dụng nhiều nhất trong Long Hình Quyền nhưng các đòn đánh bằng Quyền và Chưởng vẫn được lưu ý tới. Sau đây là một số thế Quyền trong Long Hình Quyền :

- Ô Long Bái Vĩ: Tương tự một trái đấm ngược xoay vòng, sử dụng vùng thắt lưng như một động tác quật đuôi để phát lực.

- Thanh Long Xuất Hải: Là một trái đấm xoay tròn. Một tay lôi đối thủ về phía trước, khi trái đấm công tới.

- Kim Long Vọng Nhật: Đấm móc ngược lên từ phía trước với một tay phong tỏa trên đầu.

Kỹ thuật tấn công bằng Chưởng trong Long Hình Quyền gần giống Xà Hình Quyền, ngoại trừ điểm khác biệt là Long Hình Quyền dùng Trảo Công trong khi Xà Hình Quyền dùng Chỉ Công.


Long Trảo Công là phép luyện Long Trảo bao gồm các bài tập chủ tăng cường sức mạnh riêng cho bàn tay và cánh tay. Võ sinh luyện môn này nắm chặt những bình đất nặng và đưa lên từ từ. Lúc đầu nhưng chiếc bình để rỗng, nhưng sức mạnh sẽ được tăng dần bằng cách đổ thêm nước cho tới khi đầy tràn. Tiếp đó, nước sẽ được thay bằng cát rồi bằng đá với các thể khối và sức nặng lớn hơn.

Sự góp phần căn bản của Long Hình Quyền cho việc rèn tập Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền là việc luyện tập để triển Khí. Khí là những năng lực nội tại của cơ thể. Khi được triển khai đúng lúc, Khí có thể phối hợp với ngoại lực để đưa tới những tác dụng đáng kể. Chẳng hạn như tự thân long trảo vẫn có ngoại lực lớn nhưng luôn bị hạn chế bởi thể lực. Khi đưa Khí vào trảo thủ của mình, một võ sinh Ngũ Hình Quyền sẽ phát ra một lực mạnh gấp bội lần ngoại lực đơn thuần của trảo thủ.

Trong Long Hình Quyền, nhiều phương pháp triển khí có thể được ứng dụng. Một phương pháp quan trọng là hít thở đúng phép. Hít thở phải thư giãn, dùng phần dưới của cơ thể để hút hơi hơn là chỉ dùng riêng vùng ngực. Hơi thở không thể căng thẳng gấp gáp mà phải mềm mại, nhẹ nhàng. Khi thở đúng, hơi thở sẽ giúp chuyển khí về đan điền là vùng tập trung các nguồn nội lực cảu cơ thể. Thở đúng còn khiến thân thể mềm dẻo, nhẹ nhàng hơn do tình trạng chu lưu đều khắp của khí.

Kỹ thuật thở theo Long Hình Quyền ứng dụng trong chiến đấu là một loại hơi thở gắt và nhẹ, phần nào liên quan tới nguyên tắc Nhu tải Cương. Hơi thở đều nhẹ, tạm nghỉ cho tới khi tung đòn thì bật mạnh ra, phối hợp với sức đánh.

Trong việc luyện Long Hình Quyền, võ sinh phải giữ mềm mại, khoan thai để triển Khí tựa như đang tập Thái Cực Quyền. Hấp tấp, căng thẳng quá, Khí sẽ không lưu chuyển. Ngoại lực cương mãnh chỉ phát ra khi có một va chạm. Trong trường hợp ngược lại, võ sinh phải tập trung vào việc triển Khí để tạo một nội lực cần thiết đủ đối phó với mọi điều có thể tới. Võ sinh còn phải rập khuôn và biểu hiện những đặc tính của Rồng. Chẳng hạn, rồng có thể ẩn hiện. Dù võ thuật không thể giúp người ta biến hình, võ sinh vẫn phải thể hiện đặc tính này bằng cách gây loạn tinh thần đối thủ khiến đối thủ ngỡ mình tấn công ở phía này trong khi mình bất ngờ tấn công từ phía kia. Rồng lại có khả năng biến hóa nên võ sinh có thể dùng cả thân mình làm võ khí để trở thành lớn hơn hoặc chỉ sử dụng riêng mấy đầu ngón tay để tấn kích vào một điểm nhỏ trên người đối thủ. Rồng vốn có tiếng là di động được từ đáy biển tới không trung nên Long Hình Quyền đã truyền dạy cho võ sinh cả hai kỹ thuật là Xuyên (vân) và Nhập (hải).

Một phần tinh thần của rồng là ý. Tinh thần của việc triển khí là Thần. Võ sinh Ngũ Hình Quyền có thể dồn khí qua mắt để tạo ra Thần hoặc Ý. Thường, chỉ một cái nhìn cũng đủ khiến đối thủ phải khiếp hãi. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng hiểu nổi Thần vì điều kiện bắt buộc của việc này là một cơ thể cường tráng và một khí lực toàn triển.

Tóm lại, Long Hình Quyền đem cho con người một cổ xe mà bước lên đó, người ta sẽ thấy đích tới là sự phối hợp Nội năng với Ngoại lực để sản sinh một sức mạnh vô cùng đáng sợ.