Thấy Hay Thì Like

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

TUYỆT KỸ ĐIỂM HUYỆT (Phần 1)

Tông chỉ về điểm huyệt


Luyện tập phép điểm huyệt, trước tiên phải nắm bắt được bộ vị, vị trí của từng huyệt, sau đó biện minh lộ tuyến khởi điểm và kết thúc của nó. Ngoài ra, người luyện cũng cần biết các mối quan hệ tương sinh, tương khắc của Âm Dương, Ngũ Hành cũng như tạng phủ….thì mới có thể thành công. Bất kể là Xuân, Hạ, Thu, Đông, khó khăn hay thuận lợi đều phải quyết tâm, khắc khổ luyện tập thì mới có được chân công, luyện thành tuyệt kỹ.


Khái thuật về huyệt đạo

Cơ thể con người tổng cộng có 365 huyệt, trong đó có 108 Đại huyệt và 257 Tiểu huyệt (bao gồm tử huyệt và huyệt gây hôn mê)

Các huyệt có độ lớn nhỏ khác nhau. Huyệt gây hôn mê tuy không gây chết người nhưng tạm thời có thể làm mất khả năng kháng chế. Những huyệt gây thương tích có thể làm xuất huyết, gãy chân tay, trật khớp. Tử huyệt thì gây tử vong, do đó không nên tùy tiện điểm những huyệt này.

Nói về phương pháp điểm huyệt, người đạt được chân công rất ít. Người thất đức, không ý chí, không bao giờ luyện thành công cả. Thiếu Lâm điểm huyệt quyền phổ có ghi: “ Luyện võ phải thượng đức, kiện thân tăng cường sức lực, tuyệt không hại người vô cớ”.


Tác dụng của điểm huyệt

Tác dụng thứ nhất là để cứu người. Gặp người bị kẻ xấu hại, khí huyết không thể tuần hoàn được nữa, tứ chi thậm chí bất động, bất tỉnh nhân sự….đây thuộc nội thương.
Trong những trường hợp này cần phải dùng phương pháp điểm huyệt để chữa trị

Tác dụng thứ hai là để phòng thân. Gặp kẻ xấu hại, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng thì có thể dùng điểm huyệt phá giải, biến nguy thành an.

Tác dụng thứ ba là kiện thân. Luyện điểm huyệt, tuy là biểu hiện bề ngoài ở thủ (tay), nhưng nguồn lực lại nằm ở nội tạng. Nội ngoại cùng phát sẽ làm cho các bộ phận khác


động theo hay toàn thân được vận động vậy. Tĩnh lâu thì gây ứ, dễ sinh bệnh. Động thì thông, thông sẽ hoạt (bát), đem lại sức khỏe.

Tuyệt kỹ điểm huyệt trong võ thuật


Trước đây bí thuật này vẫn luôn bị đóng kín trong giới võ lâm, ít người biết được công phu này, và cũng ít người tập luyện được cách điểm huyệt… và các vị thầy dạy theo lối bí truyền nên dần dần bị thất truyền .

Toàn bộ thân thể có 108 huyệt nguy hiểm, trong đó có 72 huyệt nói chung khi bị điểm, đánh không đến nổi gây ra tử vong, còn lại 36 huyệt trí mạng có thể dẫn đến tử vong, còn gọi là Tử huyệt.
Trong khi va chạm quyền cước, có thể trở thành sát thủ nếu thực hiện đòn đánh vào các Tử huyệt như: Bách Hội, Thần Đình, Thái Dương, Nhĩ Môn, Tình Minh, Nhân Trung, Á Môn, Phong Trì, Nhân Nghênh, Đản Trung, Cựu Vĩ, Cự Khuyết, Thần Khuyết, Khí Hải, Quan Nguyên, Trung Cực, Khúc Cốt, Ưng Song, Nhủ Trung, Nhũ Căn, Kỳ Môn, Chương Môn, Thương Khúc, Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du, Thanh Du, Mệnh Môn, Chí Thất, Khí Hải Du, Vi Lư, Kiến Tỉnh, Thái Uyên, Tâm Túc Ly, Tâm Âm Giao, Dũng Tuyền . 36 huyệt nguy hiểm ở trên, sau khi bị điểm trúng đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

1. Huyệt Bách Hội:

- Vị trí: Tại giao điểm của tuyến chính giữa đỉnh đầu và đường nối liền phần đầu nhọc trên của 2 tai.

- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ngã xuống đất bất tỉnh nhân sự.

2. Huyệt Thần Đình:

- Vị trí: Từ mép tóc trước trán lên 5 cm.

- Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, ảnh hưởng đến não.
3. Huyệt Thái Dương:

-  Vị trí: tại chổ lõm phía đuôi chân mày.

-  Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng váng, mắt tối lại, ù tai.

4. Huyệt Nhĩ Môn:

-  Vị trí: Tại chổ khuyết ở trước vành tai, khi há miệng hiện ra chỗ lõm.
-  Khi bị điểm trúng: Ù tai, choáng đầu ngã xuống đất.

5. Huyệt Tình Minh:

-  Vị trí:Tại chỗ góc khóe mắt trong, đầu chân mày.
-  Khi bị điểm trúng: Có thể hôn mê hoặc hoa mắt ngã xuống đất.

6. Huyệt Nhân Trung:

-  Vị trí: Dưới chóp mũi.

-  Khi bị điểm trúng: Sẽ choáng đầu, hoa mắt.

7. Huyệt Á môn:

-  Vị trí: Sau ót, chỗ lõm giữa gai đốt sống cổ thứ nhất và đốt sống cổ thứ 2.
- Khi bị điểm trúng: Đập vào khu diên tuỷ (một phần não sau nối tuỷ sống) sẽ không nói được, choáng đầu, ngã xuống đất bất tỉnh.

8. Huyệt PhongTrì:

-  Vị trí: Phía sau dái tai, chổ lõm dưới xương chẩm.
-  Khi bị điểm trúng: Đập vào trung khu diên tuỷ, hôn mê bất tỉnh.

9. Huyệt Nhân Nghênh:

-  Vị trí: Yết hầu, ngang ra 2 bên 5cm.
-  Khi bị điểm trúng: Khí huyết ứ đọng, choáng đầu.
(còn nữa...)
Nguồn : Tatatoti (St) 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét