Thấy Hay Thì Like

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

10 công phu Thiếu Lâm khí công ( Phần 1)



Luyện công là một bộ phận trọng yếu trong võ công Thiếu Lâm Tự. Luyện công trước hết để cường thân, tiêu bệnh và kế đó là phòng thân tự vệ. Để đạt các mục tiêu này, việc luyện tập phải thâu hoạch kết quả cụ thể trong việc tăng cường nội ngoại lực và điều phối nội - ngoại lực trong mọi tình huống để biến từng bộ phận cơ thể thành khí giới đồng thời biến thành bất khả xâm phạm.

Có rất nhiều phép luyện nội công trong võ công Thiếu Lâm Tự, nhiều tới mức tới nay chưa có một người nào dám nói là biết hết tên gọi của tất cả các phép luyện. Tuy nhiên, người ta có thể gom tất cả các phép luyện đó thành ba loại là Nội Công, Ngoại Công và Khinh Công. Khinh công là phép luyện để có thể giảm nhẹ trọng lượng cơ thể và gia tăng tối đa tốc độ di chuyển đạt tới các hình thức di chuyển phi thường chẳng hạn như đi trên nước, lướt trên dây, di chuyển toàn thân ngay trong tư thế ngồi … Nội công gồm các phép luyện chú trọng đặc biệt tới ba mặt Tinh, Khí, Thần là những kết tố tạo thành sức mạnh nội tại của cơ thể. Toàn triển Tinh, Khí, Thần sẽ giúp cơ thể trục tà, khu trọc thường xuyên giữ vững mức chân nguyên, vừa tiêu trừ bách bệnh vừa tăng cường sức mạnh tới mức tối đa. Ngoại công phân thành hai ngành là Ngạnh công và Nhuyễn công bao gồm các phép luyện chú trọng đặc biệt về Gân, cốt và bì nhục. Luyện thành Ngoại công có thể đóng và nhổ đinh chỉ bằng hai ngón tay, có thể đưa tay, đưa lưng cho người khác dùng dao chém hoặc có thể dùng đầu húc bể một bức tường bê tông … Đây là điều mà một số võ sư trong võ lâm Việt Nam đã đạt tới.

Sau đây là 10 phép luyện công tương đối đơn giản trong võ công Thiếu Lâm:

1 - Hoả Long Công: Phép luyện Hoả Long Công dựa trên cách vận khí và quán tưởng, chỉ bao gồm hai bước. Bước thứ nhất nhằm khai huyệt, trước tiên khai âm huyệt từ chân trở ngược lên rồi khai dương huyệt từ đầu ngón tay trở ngược vào. Khai huyệt xong sẽ chuyển qua bước thứ hai, dùng quán tưởng tập trung ý chuyển tới quan khiếu, đặc biệt giữ cho thân thể và cả hơi thở hoàn toàn tự nhiên thư thái, chỉ chuyên dụng ý mà thôi. Mỗi buổi tập chỉ dài chừng 10 phút và có thể thấy kết quả sau chừng một vài tháng. Trước khi vào bước thứ nhất cần dùng thứ thuốc có tên Kim Hoàn do pha chế kim thạch và các loại dược thảo. Thêm nữa là cần nắm vững nội cảnh của cơ thể tức tinh thông các kinh mạch để tránh gặp nguy hiểm do khai huyệt sai lạc hoặc bị ngưng trệ. Tốt nhất là cần có một vị thầy chỉ dẫn. Hoả Long Công được coi là phương pháp tối hảo “ dưỡng sinh bảo kiện ”, có hiệu quả rất lớn trong việc chữa trị nhiều chứng bệnh chỉ bằng cách vận khí mà thôi.

2 - Mai Hoa Trang Công: Chủ đích của Mai Hoa Trang Công là rèn phép khinh thân; rèn bộ pháp mẫn tiệp và rèn nhãn lực linh hoạt. Khởi sự luyện trên đất theo các hình vẽ hoa mai năm cánh. Khi thuần thục sẽ tập trên các cọc có đường kính khoảng 2 tấc cũng dàn theo hình hoa mai năm cánh với khoảng cách từ 2 tới 3 thước. Khởi sự đứng theo mã bộ dùng lòng bàn chân, kế tục dùng gót chân rồi dùng mũi bàn chân. Sau ba tháng chuyên luyện đã có thể tuỳ ý bay nhảy và từ đó có thể luyện các bài võ ngay trên Mai Hoa Trang.

3 - Nhất Chỉ Thiền Công:
Còn có tên là Kim Cương Chỉ, luyện pháp đơn giản nhưng cần kiên trì, chịu đựng. Như tên gọi, phép luyện này nhằm tạo lực cho hai ngón tay trỏ có thể chịu nổi những sức nặng cực lớn để cuối cùng sử dụng như một loại khoan sắt thép. Trước tiên chống hai ngón tay trỏ lên tường phối hợp với hai bàn chân đứng cho sức nặng dồn lên phần trên cơ thể. Chuyển lần sức nặng cho tới lúc có thể đứng trên mũi hai bàn chân rồi mũi một bàn chân! Sau đó, chuyển chống thẳng hai ngón tay trên đất và tăng thêm sức nặng bằng cách chất các vật nặng lên lưng. Khi các ngón tay đủ cứng bắt đầu tập chuyển thân hình chỉ với một ngón tay chống.

4 - Khinh Công: Gồm có hai phép luyện là Bào Tường và Du Tường. Bào Tường còn gọi là Hoành Bài Bát Bộ vì khi luyện thành có thể nằm ngang để vượt một bức tường cào. Du tường còn gọi là Bích Hổ Du Tường hoặc Xà Hành Công khi luyện thành có thể bám tay chân vào tường để lên xuống tuỳ ý. Cách luyện của hai môn này đều cần có một số dụng cụ hoặc dựa theo sự lồi lõm của các mặt tường, nhưng ngoài sự cố gắng kiên trì không có gì là phức tạp.

5 - Ngạnh Khí Công: Luyện Ngạnh Khí Công có cả đơn luyện lẫn đối luyện, luyện căn bản và luyện chuyên biệt … theo trình tự có thể gom lại 6 bước như sau :

- Luyện căn bản như mã bộ công, cung bộ công … tạo tố chất căn bản cho sức mạnh cơ thể.

- Do ý niệm dẫn đạo luyện chỉ và chưởng lực bằng cách cắm chỉ hoặc chưởng vào đậu xanh, bột đá, bột sắt …

- Dụng quyền, chưởng hoặc côn, roi đánh vào mọi bộ phận trên cơ thể để luyện gân, cốt, bì nhục và sức chịu đòn.

- Dụng gỗ khô, cứng đánh bằng bàn tay, cánh tay, đan điền chân để luyện lực đánh của các bộ phận.

- Dụng cụ, chưởng và các bộ phận khác tập với túi cát đá trong lúc vận khí để phối hợp nội ngoại lực.

- Luyện chuyên biệt từng bộ phận như đầu, cổ, ngực, bụng, tay, chân lâu dài và liên tục. Mức cuối cùng của Ngạnh Khí Công là “đao thương bất nhập”, “lực cử thiên cân”. Thập Bát La Hán Ngạnh khí công gồm 3 mặt rèn luyện là Đỉnh Khí, Phẫn Khí và Thông Khí. Ba mặt này liên quan mật thiết với tính hỗ trợ. Cả ba mặt đều cần lưu ý cách hít thở nhưng khi tập Đỉnh Khí, Phẫn Khí cần dùng lực trong các động tác còn khi tập Thôn Khí thì dùng ý chứ không dùng lực.

Nguồn /: tatatoti ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét