Thấy Hay Thì Like

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

10 công phu Thiếu Lâm khí công ( Phần 2)

6 - Thiết Sa Chưởng: Là một môn công phu khá giản dị trong cách luyện và hiệu quả gần như chắc chắn đối với người có kiên trì. Thông thường chỉ cần chuyên cần trong một năm là đã nhìn thấy rõ mức độ thành tựu. Khi luyện thành, tay sẽ kiên ngạnh tới mức có thể đọ ngang sắt đá. Trong luyện tập cần vụn sắt, đá hoặc đậu xanh trộn với hạt tiêu. Tập bằng cách đánh đủ các mặt tay lên túi đựng vụn đá hoặc đậu ... cho tới khi những thứ này nát thành bột thì thay thứ mới và tăng thêm độ lớn. Mỗi mặt tay đánh khoảng 20 lần lên túi trong một buổi tập. Sau khi đánh thì thở ra, khi rút tay về thì hít vào, chân giữ mã bộ hoặc cung bộ, dụng ý dẫn khí lực suốt tới bàn tay. Mới tập không vận lực nhiều để tránh tay bị tổn thương, về sau sẽ tăng dần mức vận lực. Ngoài ra, cần thêm thuốc bóp.

7 - Chu Sa Chưởng: Chủ yếu dùng nội khí phát ra. Luyện qua một thời gian ngăn chừng một tháng có thể nhìn thấy hiệu quả qua tượng nổi các đường đỏ hoặc chỉ tay ửng hồng. Do hiện tượng này mà có tên Chu Sa Chưởng. Mục đích của môn Chu Sa Chưởng là cường gân kiện cốt, giúp khí huyết chu lưu để nâng cao sức mạnh nội tạng, tính thần sung mãnh khả dĩ tiêu trừ các bệnh mạn tính và dễ dàng phát ngoại khí.

Phép luyện Chu Sa Chưởng gồm 5 thức, chủ yếu là điều (hít, thở sâu), dụng ý vận khí mới đầu thông suốt tới hai tay và cuối cùng là phát khí từ hai tay ra ngoài. Mỗi thức tập đủ 49 lần.

8 - Thiết Bố Sam Công: Biến toàn bộ thân thể tới mức nhu nhuyễn như bông là đại thành. Mục đích của môn này là tạo một sức chịu đựng cực cao trước mọi thứ công kích từ bên ngoài. Khởi luyện dùng vải quấn ít vòng quanh ngực, dùng sức tay chà xát rồi lấy lòng bày tay đánh nhẹ trên các bộ phận thân thể, kể tục dùng gậy gỗ và cuối cùng dùng gậy sắt thay thế.

Ban đêm nên nằm trên giường vấn đề cơ bắp, gân cốt và các khớp tiếp xúc quen với vật thể cứng. Khi thân thể đã có sức chịu đựng tương đổi, hướng vào các đống cát, hố cát lăn té. Sau khoảng vài ba năm, cởi bỏ các lớp vải che ngực, dùng gậy gỗ rồi gậy sắt đánh các bộ phận đồng thời dùng ý vận khí ngưng thần. Tập Thiết Bố Sam Công sẽ trải nhiều gian khổ nhưng khi thành đạt lại vô cùng hữu ích nhất là về mặt tự vệ khi gặp các trường hợp hiểm nghèo.

9 - Miêu Công: Chủ yếu rèn luyện sức mạnh ngón tay và ngón chân. Khởi luyện, giữ chân, cánh tay thẳng, thân nằm úp, hai ngón tay chỏ và đầu các bàn chân chống trên đất, giống như giáng con mèo đang đi tới. Giữ như thế tới khi thấy đuối sức thì nghỉ. Kế tục luyện tiến về phía trước kiên trì mỗi ngày khoảng trên một năm sẽ đạt được trình độ tương đối. Sau đó, chỉ dùng ba ngón tay. Ngón chỏ và ngón giữa phía trước, ngón cái phía sau. Khi vững sẽ chuyển qua tập tiếp với một ngón chân và cuối cùng tăng thêm vật nặng trên lưng tới mức 50 cân. (khoảng gần 30 ký lô).

10 - Xuyên Thạch Công: Cũng nhắm luyện ngón tay nhưng chuyên chú tạo kình lực cho ngón trỏ và ngón giữa. Xuyên Thạch Công là nền tảng cho những kỹ thuật về cầm nã và điểm huyệt. Phép luyện đơn giản: Chĩa ngón trỏ và ngón giữa về trước còn các ngón khác khép lại hướng vào các vật cứng như gỗ gạch đá, vách tường từ nhẹ đến mạnh, luyện vào hai buổi sáng, chiều. Để kiểm tra trình độ có thể dùng đất nhào nước kết dính lại thành khối tương tự đá vẽ trên đó các vòng tròn nhỏ để vừa kiểm tra chỉ kình vừa kiểm tra nhãn lực. Luyện cho tới mức điểm ngón tay xuyên qua gỗ là kể như đạt thành.

Ngoài 10 phép trên, võ công Thiếu Lâm còn gồm nhiều môn luyện công khác như Thiết Tý Đồng Cước Công, Long Trảo Công Chỉ Đông Công, Đề Dũng Công, Bài Đả Công, Sa Đại Công, Ưng Trảo Công … Nói chung, tác dụng của các phép luyện này cũng nhằm mục đích tăng cường hoặc nội kình hoặc ngoại kình tạo sức bền cứng hoặc dẻo dai cho các bộ phận thân thể, để đặt nền móng cho việc thi thố các kỹ thuật cũng như tạo sức cho thân thể tiêu trừ mọi chứng bệnh.
Nguồn Tatatoti ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét