Chia Sẻ Kiến Thức Võ Thuật

Chia sẻ và tôn trọng ý kiến cá nhân, góp ý dựa trên tinh thần xây dựng.

Các Món Ăn Chế và Tự Chế

Mang lại cho bàn ăn nhà bạn những bữa ăn ngon và đặc biệt.

Cung Cấp Tin Tuyển Dụng

Dành cho các bạn sinh viên mới ra trường cũng như người chưa có việc làm. Chia sẻ kỹ năng trả lời phỏng vấn của cá nhân + sưu tầm.

Ý Nghĩa Cuộc Sống

Chia sẻ những lời yêu thương, câu chuyện ý nghĩa và bài học cuộc sống.

Thương Nhau Mà Sống - Hãy Cười Lên

Em với anh như 2 hằng đẳng thức - Gần bên nhau như 2 vế lập phương -Tạm xa nhau 2 bình phương một tổng -Hẹn 1 ngày ta sẽ chứng minh sau .

Thấy Hay Thì Like

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

Đằng sau sự lựa chọn


Một con tàu du lịch gặp nạn trên biển, trên thuyền có một đôi vợ chồng rất khó khăn mới lên đến trước mũi thuyền cứu hộ, trên thuyền cứu hộ chỉ còn thừa duy nhất 1 chỗ ngồi. Lúc này, người đàn ông để vợ mình ở lại, còn bản thân nhảy lên thuyền cứu hộ.

Người phụ nữ đứng trên con thuyền sắp chìm, hét lên với người đàn ông một câu…………..

Kể đến đây, thầy giáo hỏi học sinh: “Các em đoán xem, người phụ nữ sẽ hét lên câu gì?”

Tất cả học sinh phẫn nộ, nói rằng: “Em hận anh, em đã nhìn nhầm người rồi.”

Lúc này thầy giáo chú ý đến một cậu học sinh mãi vẫn không trả lời, liền hỏi cậu bé. Cậu học sinh nói: “Thầy ơi, em nghĩ người phụ nữ sẽ nói: Chăm sóc tốt con của chúng ta anh nhé!”

Thầy giáo ngạc nhiên hỏi: “Em nghe qua câu chuyện này rồi ư?”

Học sinh lắc đầu: “Chưa ạ, nhưng mà mẹ em trước khi mất cũng nói với bố em như vậy.”

Thầy giáo xúc động: “Trả lời rất đúng.”

Người đàn ông được cứu sống trở về quê hương, một mình nuôi con gái trưởng thành. Nhiều năm sau, anh ta mắc bệnh qua đời, người con gái lúc sắp xếp kỷ vật, phát hiện quyển nhật ký của bố. Hóa ra, lúc mẹ và bố ngồi trên chiếc tàu ấy, người mẹ đã mắc bệnh nan y, trong giây phút quyết định, người chồng đã dành lấy cơ hội sống duy nhất về phần mình. Trong nhật ký viết rằng : “Anh ước gì anh và em có thể cùng nhau chìm xuống đáy biển, nhưng anh không thể. Vì con gái chúng ta, anh chỉ có thể để em một mình ngủ giấc ngủ dài dưới đáy đại dương sâu thẳm. Anh xin lỗi.”

Kể xong câu chuyện, phòng học trở nên im ắng, các em học sinh đã hiểu được ý nghĩa câu chuyện này: Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.

Người thích chủ động thanh toán tiền, không phải bởi vì người ta dư dả, mà là người ta xem trọng tình bạn hơn tiền bạc.

Trong công việc, người tình nguyện nhận nhiều việc về mình, không phải bởi vì người ta ngốc, mà là người ta hiểu được ý nghĩa trách nhiệm.

Sau khi cãi nhau người xin lỗi trước, không phải bởi vì người ta sai, mà là người ta hiểu được trân trọng người bên cạnh mình.

Người tình nguyện giúp đỡ người khác, không phải vì nợ người đó cái gì, mà là vì người ta xem người đó là bạn...
Nguồn  Tatatoti ST

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền (Phần 1-Giới thiệu)

Đối với người Trung Hoa, võ thuật cổ truyền đã trở thành Quốc kỹ và được nâng lên hàng Quốc học. Trong nền võ thuật cổ truyền đó, như mọi người đều biết, võ công Thiếu Lâm giữ vai trò rất lớn. Ngũ Hình Quyền là một bộ phận trọng yếu trong toàn bộ kỹ thuật chính truyền của Thiếu Lâm. Ngũ Hình Quyền bao gồm những gì, hình thành ra sao, đặc điểm thế nào…? Bài tìm hiểu này cố gắng giải đáp một phần những thắc mắc trên. Hầu hết luận cứ đưa ra trong bài tìm hiểu này đều dựa theo tài liệu của hai chuyên gia về võ học Trung Hoa và Mỹ là Wong Deoc Fai và Jane Hallender.


Từ Đạt Ma sư Tổ tới bộ ba Giác Viễn, Lý Tẩu, Bạch Ngọc Phong.

Võ thuật cổ truyền Trung Hoa đặc biệt dựa trên sự nghiên cứu thói quen và cách thế chiến đấu của loài vật. Trải nhiều thế kỷ, đặc tính của các loài chim, rắn, thú rừng và ngay cả côn trùng đã được mô phỏng, rút tỉa tinh hoa, tái tạo thành kỹ thuật chiến đấu cho con người. Khi có cơ hội hoàn thiện hoặc chuyển hóa một hệ thống võ công các nhân vật võ lâm đã mau mắn thêm thắt các kỹ thuật và tinh thần của những con vật gợi hứng cho việc chuyển hóa. Nhiều cách thế còn mang chính ngay tên của những con vật được mô phỏng.

Cuộc nghiên cứu về loài vật tác động lớn vào nền võ thuật cổ truyền Trung Hoa là cuộc nghiên cứu dẫn đến môn Ngũ Hình Quyền, một bộ phận chính thống trong võ công Thiếu Lâm có ảnh hưởng đậm đà đối với sự phát triển của nhiều môn võ khác.

Vào giữa thế kỷ thứ sáu, trong thời Nam Bắc triều, Phật gia đã đứng vững ở Trung Hoa. Một nhà sư Ấn Độ là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), sau một cuộc du hành dài dừng chân ở chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, trở thành vị tổ sư thứ nhất của Thiền Môn Trung Hoa. Qua chín năm liền tĩnh tọa trầm tư, ở độ tuổi 76, Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu chỉ dẫn cách rèn luyện thân thể cho các nhà sư Thiếu lâm. Bồ Đề Đạt Ma không phải là người sáng lập Thiếu Lâm tự và võ công Thiếu lâm. Ông chỉ đơn giản là người sống tại đây và dạy cho các nhà sư cùng thời. Khi trụ trì chùa Thiếu Lâm, Đạt Ma nhận thấy các nhà sư sống trong những điều kiện thực tế rất khắc nghiệt. Hầu hết đều không đủ sức khỏe thể chất để hoàn thành những công việc lao động cần thiết cho việc bảo dưỡng tăng viện và trong trường hợp bị cướp bóc tấn công cũng không có ngay cả khả năng tự vệ. Ông bèn quyết định chỉ cho mọi người những bài tập nhắm hai mục tiêu rõ rệt là tăng cường thể lực và nắm vững kỹ thuật tự vệ căn bản. Những bài tập này bao gồm trong ba pho sách còn được lưu truyền là La Hán Thập Bát Thủ, Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh. Do ảnh hưởng lớn lao của các pho sách này trong giới võ lâm, Bồ Đề Đạt Ma được coi là cha đẻ của võ công Trung Hoa. Thực ra, trước khi Bồ Đề Đạt Ma xuất hiện, võ thuật đã phổ biến trong giới binh gia. Các chiến binh đều được truyền dạy cách thế chiến đấu, đặc biệt là về kiếm và thương pháp. Kiếm và thương là những loại võ khí thiện dụng thuở đó. Tất nhiên đối với dân thường thì việc luyện võ vẫn còn hạn chế.

Nhà Đường (618-907) là một thời kỳ chiến loạn trong lịch sử Trung Hoa. Võ thuật, do đó, nở rộ cùng với sự triển khai thêm nhiều loại vũ khí. Các nhà sư Thiếu Lâm được yêu cầu truyền dạy võ thuật để giúp ngăn chống các mối đe dọa đối với triều đình, đồng thời che chở cho các tầng lớp thượng lưu. Việc rèn luyện tập võ tại chùa Thiếu lâm vừa có cơ hội bành trướng ra ngoài lại vừa có điều kiện gạn lọc để lộ rõ các nét đặc sắc. Nối tiếp nhà Đường là một giai đoạn phát triển đầy tính sáng tạo của nền võ thuật Trung Hoa. Thái tổ Triệu Khuôn Dẫn, vị hoàng đế khai sáng nhà Tống, đã nổi tiếng trong võ lâm do việc khởi lập môn Thái Tổ Trường Quyền. Đối với nhiều người, Thái Tổ Trường quyền chính là hệ thống ti tổ của nhiều môn võ hiện nay. Vào thời Nam Tống, danh tướng Nhạc Phi góp thêm vào lịch sử võ thuật cổ truyền Trung Hoa các kỹ thuật mới về sử dụng thương và sử dụng tay không trong chiến đấu. Nhiều thế hệ nhân vật võ lâm đã ứng dụng và phát triển kỹ thuật đánh tay không của Nhạc Phi để hình thành môn võ mang tên là Hình Ý Quyền. Đây là sự khởi đầu cho Nhu phái và Nội gia phái trong võ thuật cổ truyền Trung Hoa.

Tới đời Minh thì võ thuật cổ truyền Trung Hoa gần như đạt mức toàn thịnh. Vào thời khoảng này, đạo sĩ Trương Tam Phong nhận thấy rằng trong võ thuật cổ truyền để phát ra các đòn đánh, người ta thường phải tận dụng sức mạnh cương mãnh. Người luyện võ hao phí quá nhiều sức lực, tự làm suy kiệt mình đến mức có thể đứt hơi ngay cả trong một cử tập đơn giản. Trước mắt Trương Tam Phong, cách thế này ngược hẳn với tinh thần Đạo Giáo và các nguyên tắc tăng cường sức khỏe. Vì vậy ông điều phối các bài tập thể dục và võ thuật thành một lối tập thông chuyển nhu nhuyễn nhằm giúp triển nở các nội quan, cơ bắp và xương cốt. Nguyên tắc chủ đạo trong hệ thống tập luyện của Trương Tam Phong là sự thư giãn tự nhiên. Trương Tam Phong còn tin rằng có thể kết hợp hữu hiệu hai cách rèn luyện nội lực và ngoại lực để đạt tới môn võ công hoàn hảo. Ông đặc biệt hướng về sự mềm dẻo trong mục tiêu tự vệ và hướng về những nắm đấm cương mãnh trong trường hợp tấn công. Lý thuyết này hình thành môn Thái Cực Quyền và đưa tới sự phát triển Nhu phái trong võ thuật cổ truyền Trung Hoa. Một trong số những nguyên tắc quan trọng nhất thuộc giáo trình của Trương Tam Phong là tấn công đúng vào lúc nguyên lực của đối thủ đã suy kiệt và tiếp lực chưa kịp phát sinh. Trong hệ thống Nhu phái Đạo gia, lý thuyết này đã chiếm được ưu thế và thúc đẩy võ thuật cổ truyền Trung Hoa chuyển hóa quyết liệt.

Không lâu sau đó, võ lâm phân thành hai phái Cương, Nhu. Võ công Thiếu Lâm được coi là Ngoại gia Cương phái hầu như chìm hẳn xuống ngay khi các kỹ thuật thuộc Nội gia Nhu phái trở nên phổ cập.

Cuối đời Minh (1368-1644), một nhà sư Thiếu Lâm là Giác Viễn đưa võ công Thiếu Lâm vào một cuộc chuyển hướng. Trước khi xuất gia, Giác Viễn là một cao thủ cả về Quyền lẫn Kiếm. Khi tới Thiếu Lâm tự, ông nhận thấy võ công Thiếu Lâm thiên về Ngoại lực phải sử dụng quá nhiều sức để chống với sức. Ông liền trù hoạch sắp đặt lại cho thích hợp với một cấu trúc cân bằng giữa nội và ngoại lực. Ông du hành khắp xứ, thâu thập nhiều loại võ công còn khả dụng gạn lọc đưa vào hệ thống võ công Thiếu Lâm mới của mình.

Khi Giác Viễn tới Lan Châu, ông gặp một nhân vật võ lâm là Lý Tẩu. Lý Tẩu giới thiệu Giác Viễn với một nhân vật võ lâm nổi tiếng đương thời là Bạch Ngọc Phong.

Cuối cùng, cả ba trở về Thiếu Lâm Tự và lập ra Ngũ Hình Quyền.



Võ công nguyên thủy Thiếu Lâm chỉ gồm 18 thế theo La Hán thập bát Thủ. Bạch Ngọc Phong dựa vào các thế này sáng tạo thành 128 thế, chia ra làm 5 loại mô phỏng đặc tính của 5 con vật khác nhau là Hổ, Báo, Hạc, Xà (rắn) và Long (rồng). Tất nhiên ai cũng có thể thấy, 5 con vật này đều có những nét đặc sắc phi thường nổi bật và hoàn toàn khác biệt nhau.

Theo Bạch Ngọc Phong mọi người đều phải phát triển theo 5 phương diện sức mạnh theo cách thế phát triển toàn thân để hoàn thiện toàn thân. Năm phương diện đó là Lực, Cốt, Tinh, Khí và Thần (physical strength, bone, libido, “chi”, internal spirit).

Thiếu Lâm Ngũ Hình Quyền được sáng tạo để giúp phát triển cả 5 phương diện sức mạnh kể trên.
Nguồn Tatatoti ST

10 công phu Thiếu Lâm khí công ( Phần 2)

6 - Thiết Sa Chưởng: Là một môn công phu khá giản dị trong cách luyện và hiệu quả gần như chắc chắn đối với người có kiên trì. Thông thường chỉ cần chuyên cần trong một năm là đã nhìn thấy rõ mức độ thành tựu. Khi luyện thành, tay sẽ kiên ngạnh tới mức có thể đọ ngang sắt đá. Trong luyện tập cần vụn sắt, đá hoặc đậu xanh trộn với hạt tiêu. Tập bằng cách đánh đủ các mặt tay lên túi đựng vụn đá hoặc đậu ... cho tới khi những thứ này nát thành bột thì thay thứ mới và tăng thêm độ lớn. Mỗi mặt tay đánh khoảng 20 lần lên túi trong một buổi tập. Sau khi đánh thì thở ra, khi rút tay về thì hít vào, chân giữ mã bộ hoặc cung bộ, dụng ý dẫn khí lực suốt tới bàn tay. Mới tập không vận lực nhiều để tránh tay bị tổn thương, về sau sẽ tăng dần mức vận lực. Ngoài ra, cần thêm thuốc bóp.

7 - Chu Sa Chưởng: Chủ yếu dùng nội khí phát ra. Luyện qua một thời gian ngăn chừng một tháng có thể nhìn thấy hiệu quả qua tượng nổi các đường đỏ hoặc chỉ tay ửng hồng. Do hiện tượng này mà có tên Chu Sa Chưởng. Mục đích của môn Chu Sa Chưởng là cường gân kiện cốt, giúp khí huyết chu lưu để nâng cao sức mạnh nội tạng, tính thần sung mãnh khả dĩ tiêu trừ các bệnh mạn tính và dễ dàng phát ngoại khí.

Phép luyện Chu Sa Chưởng gồm 5 thức, chủ yếu là điều (hít, thở sâu), dụng ý vận khí mới đầu thông suốt tới hai tay và cuối cùng là phát khí từ hai tay ra ngoài. Mỗi thức tập đủ 49 lần.

8 - Thiết Bố Sam Công: Biến toàn bộ thân thể tới mức nhu nhuyễn như bông là đại thành. Mục đích của môn này là tạo một sức chịu đựng cực cao trước mọi thứ công kích từ bên ngoài. Khởi luyện dùng vải quấn ít vòng quanh ngực, dùng sức tay chà xát rồi lấy lòng bày tay đánh nhẹ trên các bộ phận thân thể, kể tục dùng gậy gỗ và cuối cùng dùng gậy sắt thay thế.

Ban đêm nên nằm trên giường vấn đề cơ bắp, gân cốt và các khớp tiếp xúc quen với vật thể cứng. Khi thân thể đã có sức chịu đựng tương đổi, hướng vào các đống cát, hố cát lăn té. Sau khoảng vài ba năm, cởi bỏ các lớp vải che ngực, dùng gậy gỗ rồi gậy sắt đánh các bộ phận đồng thời dùng ý vận khí ngưng thần. Tập Thiết Bố Sam Công sẽ trải nhiều gian khổ nhưng khi thành đạt lại vô cùng hữu ích nhất là về mặt tự vệ khi gặp các trường hợp hiểm nghèo.

9 - Miêu Công: Chủ yếu rèn luyện sức mạnh ngón tay và ngón chân. Khởi luyện, giữ chân, cánh tay thẳng, thân nằm úp, hai ngón tay chỏ và đầu các bàn chân chống trên đất, giống như giáng con mèo đang đi tới. Giữ như thế tới khi thấy đuối sức thì nghỉ. Kế tục luyện tiến về phía trước kiên trì mỗi ngày khoảng trên một năm sẽ đạt được trình độ tương đối. Sau đó, chỉ dùng ba ngón tay. Ngón chỏ và ngón giữa phía trước, ngón cái phía sau. Khi vững sẽ chuyển qua tập tiếp với một ngón chân và cuối cùng tăng thêm vật nặng trên lưng tới mức 50 cân. (khoảng gần 30 ký lô).

10 - Xuyên Thạch Công: Cũng nhắm luyện ngón tay nhưng chuyên chú tạo kình lực cho ngón trỏ và ngón giữa. Xuyên Thạch Công là nền tảng cho những kỹ thuật về cầm nã và điểm huyệt. Phép luyện đơn giản: Chĩa ngón trỏ và ngón giữa về trước còn các ngón khác khép lại hướng vào các vật cứng như gỗ gạch đá, vách tường từ nhẹ đến mạnh, luyện vào hai buổi sáng, chiều. Để kiểm tra trình độ có thể dùng đất nhào nước kết dính lại thành khối tương tự đá vẽ trên đó các vòng tròn nhỏ để vừa kiểm tra chỉ kình vừa kiểm tra nhãn lực. Luyện cho tới mức điểm ngón tay xuyên qua gỗ là kể như đạt thành.

Ngoài 10 phép trên, võ công Thiếu Lâm còn gồm nhiều môn luyện công khác như Thiết Tý Đồng Cước Công, Long Trảo Công Chỉ Đông Công, Đề Dũng Công, Bài Đả Công, Sa Đại Công, Ưng Trảo Công … Nói chung, tác dụng của các phép luyện này cũng nhằm mục đích tăng cường hoặc nội kình hoặc ngoại kình tạo sức bền cứng hoặc dẻo dai cho các bộ phận thân thể, để đặt nền móng cho việc thi thố các kỹ thuật cũng như tạo sức cho thân thể tiêu trừ mọi chứng bệnh.
Nguồn Tatatoti ST

10 công phu Thiếu Lâm khí công ( Phần 1)



Luyện công là một bộ phận trọng yếu trong võ công Thiếu Lâm Tự. Luyện công trước hết để cường thân, tiêu bệnh và kế đó là phòng thân tự vệ. Để đạt các mục tiêu này, việc luyện tập phải thâu hoạch kết quả cụ thể trong việc tăng cường nội ngoại lực và điều phối nội - ngoại lực trong mọi tình huống để biến từng bộ phận cơ thể thành khí giới đồng thời biến thành bất khả xâm phạm.

Có rất nhiều phép luyện nội công trong võ công Thiếu Lâm Tự, nhiều tới mức tới nay chưa có một người nào dám nói là biết hết tên gọi của tất cả các phép luyện. Tuy nhiên, người ta có thể gom tất cả các phép luyện đó thành ba loại là Nội Công, Ngoại Công và Khinh Công. Khinh công là phép luyện để có thể giảm nhẹ trọng lượng cơ thể và gia tăng tối đa tốc độ di chuyển đạt tới các hình thức di chuyển phi thường chẳng hạn như đi trên nước, lướt trên dây, di chuyển toàn thân ngay trong tư thế ngồi … Nội công gồm các phép luyện chú trọng đặc biệt tới ba mặt Tinh, Khí, Thần là những kết tố tạo thành sức mạnh nội tại của cơ thể. Toàn triển Tinh, Khí, Thần sẽ giúp cơ thể trục tà, khu trọc thường xuyên giữ vững mức chân nguyên, vừa tiêu trừ bách bệnh vừa tăng cường sức mạnh tới mức tối đa. Ngoại công phân thành hai ngành là Ngạnh công và Nhuyễn công bao gồm các phép luyện chú trọng đặc biệt về Gân, cốt và bì nhục. Luyện thành Ngoại công có thể đóng và nhổ đinh chỉ bằng hai ngón tay, có thể đưa tay, đưa lưng cho người khác dùng dao chém hoặc có thể dùng đầu húc bể một bức tường bê tông … Đây là điều mà một số võ sư trong võ lâm Việt Nam đã đạt tới.

Sau đây là 10 phép luyện công tương đối đơn giản trong võ công Thiếu Lâm:

1 - Hoả Long Công: Phép luyện Hoả Long Công dựa trên cách vận khí và quán tưởng, chỉ bao gồm hai bước. Bước thứ nhất nhằm khai huyệt, trước tiên khai âm huyệt từ chân trở ngược lên rồi khai dương huyệt từ đầu ngón tay trở ngược vào. Khai huyệt xong sẽ chuyển qua bước thứ hai, dùng quán tưởng tập trung ý chuyển tới quan khiếu, đặc biệt giữ cho thân thể và cả hơi thở hoàn toàn tự nhiên thư thái, chỉ chuyên dụng ý mà thôi. Mỗi buổi tập chỉ dài chừng 10 phút và có thể thấy kết quả sau chừng một vài tháng. Trước khi vào bước thứ nhất cần dùng thứ thuốc có tên Kim Hoàn do pha chế kim thạch và các loại dược thảo. Thêm nữa là cần nắm vững nội cảnh của cơ thể tức tinh thông các kinh mạch để tránh gặp nguy hiểm do khai huyệt sai lạc hoặc bị ngưng trệ. Tốt nhất là cần có một vị thầy chỉ dẫn. Hoả Long Công được coi là phương pháp tối hảo “ dưỡng sinh bảo kiện ”, có hiệu quả rất lớn trong việc chữa trị nhiều chứng bệnh chỉ bằng cách vận khí mà thôi.

2 - Mai Hoa Trang Công: Chủ đích của Mai Hoa Trang Công là rèn phép khinh thân; rèn bộ pháp mẫn tiệp và rèn nhãn lực linh hoạt. Khởi sự luyện trên đất theo các hình vẽ hoa mai năm cánh. Khi thuần thục sẽ tập trên các cọc có đường kính khoảng 2 tấc cũng dàn theo hình hoa mai năm cánh với khoảng cách từ 2 tới 3 thước. Khởi sự đứng theo mã bộ dùng lòng bàn chân, kế tục dùng gót chân rồi dùng mũi bàn chân. Sau ba tháng chuyên luyện đã có thể tuỳ ý bay nhảy và từ đó có thể luyện các bài võ ngay trên Mai Hoa Trang.

3 - Nhất Chỉ Thiền Công:
Còn có tên là Kim Cương Chỉ, luyện pháp đơn giản nhưng cần kiên trì, chịu đựng. Như tên gọi, phép luyện này nhằm tạo lực cho hai ngón tay trỏ có thể chịu nổi những sức nặng cực lớn để cuối cùng sử dụng như một loại khoan sắt thép. Trước tiên chống hai ngón tay trỏ lên tường phối hợp với hai bàn chân đứng cho sức nặng dồn lên phần trên cơ thể. Chuyển lần sức nặng cho tới lúc có thể đứng trên mũi hai bàn chân rồi mũi một bàn chân! Sau đó, chuyển chống thẳng hai ngón tay trên đất và tăng thêm sức nặng bằng cách chất các vật nặng lên lưng. Khi các ngón tay đủ cứng bắt đầu tập chuyển thân hình chỉ với một ngón tay chống.

4 - Khinh Công: Gồm có hai phép luyện là Bào Tường và Du Tường. Bào Tường còn gọi là Hoành Bài Bát Bộ vì khi luyện thành có thể nằm ngang để vượt một bức tường cào. Du tường còn gọi là Bích Hổ Du Tường hoặc Xà Hành Công khi luyện thành có thể bám tay chân vào tường để lên xuống tuỳ ý. Cách luyện của hai môn này đều cần có một số dụng cụ hoặc dựa theo sự lồi lõm của các mặt tường, nhưng ngoài sự cố gắng kiên trì không có gì là phức tạp.

5 - Ngạnh Khí Công: Luyện Ngạnh Khí Công có cả đơn luyện lẫn đối luyện, luyện căn bản và luyện chuyên biệt … theo trình tự có thể gom lại 6 bước như sau :

- Luyện căn bản như mã bộ công, cung bộ công … tạo tố chất căn bản cho sức mạnh cơ thể.

- Do ý niệm dẫn đạo luyện chỉ và chưởng lực bằng cách cắm chỉ hoặc chưởng vào đậu xanh, bột đá, bột sắt …

- Dụng quyền, chưởng hoặc côn, roi đánh vào mọi bộ phận trên cơ thể để luyện gân, cốt, bì nhục và sức chịu đòn.

- Dụng gỗ khô, cứng đánh bằng bàn tay, cánh tay, đan điền chân để luyện lực đánh của các bộ phận.

- Dụng cụ, chưởng và các bộ phận khác tập với túi cát đá trong lúc vận khí để phối hợp nội ngoại lực.

- Luyện chuyên biệt từng bộ phận như đầu, cổ, ngực, bụng, tay, chân lâu dài và liên tục. Mức cuối cùng của Ngạnh Khí Công là “đao thương bất nhập”, “lực cử thiên cân”. Thập Bát La Hán Ngạnh khí công gồm 3 mặt rèn luyện là Đỉnh Khí, Phẫn Khí và Thông Khí. Ba mặt này liên quan mật thiết với tính hỗ trợ. Cả ba mặt đều cần lưu ý cách hít thở nhưng khi tập Đỉnh Khí, Phẫn Khí cần dùng lực trong các động tác còn khi tập Thôn Khí thì dùng ý chứ không dùng lực.

Nguồn /: tatatoti ST

Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Con gái quá khó hiểu


Nguồn : HVL

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

TUYỆT KỸ ĐIỂM HUYỆT ( Hết)

Cách chữa trị chấn thương và giải huyệt cứu người


Cách cứu chữa và giải huyệt chảy máu mũi

Nguyên nhân thường xảy ra trong lúc tranh giải, thí dụ như môn bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, đấu võ... Vô ý va chạm mạnh vào vùng mũi, ắt phải chảy máu mũi.

Ta cứu chữa bằng cách như sau:
Đặt nạn nhân nằm thẳng mặt để ngửa, đắp trên trán một chiếc khăn nhúng nước lạnh, nếu có nước đá chườm vào gáy càng tốt. Đoạn kéo nạn nhân ngồi dậy trong tư thế ngồi tay buông lỏng, vẫn dùng khăn bọc nước đá kéo dọc theo đường xương sống từ gáy đến tận thắt lưng (vùng mạng môn huyệt). Nếu máu vẫn còn chảy vì chấn thương nặng phải dùng đến bí quyết giải huyệt.

Cách bấm và giải huyệt: Tay trái đỡ cằm nạn nhân, tay phải bấm huyệt Phong phủ,sau đó để nạn nhân trong tư thế mặt cúi xuống cằm chạm ngực, dùng cạnh mép tay phải chém vào huyệt Thiên trụ vớt lên huyệt Phong phủ. Lập tức dòng máu ngưng chảy, nên nhớ bàn tay phải ....lui lại lấy đà giải huyệt không quá 20 cm. Kỹ thuật này nhằm mục đích gây nên một chấn động nhẹ vào đốt xương cổ thứ nhất vị trí huyệt Thiên trụ cũng là vị trí hệ thần kinh đối giao cảm được kích thích làm dòng máu bị gián đoạn trong một phần giây thời gian. Nhờ sự gián đoạn đó mà máu ở vùng mũi bị vỡ được đông lại không chảy máu nữa.
Nếu nạn nhân vẫn bị choáng, bấm thêm: huyệt Thượng tinh, Đại chùy, Hợp cốc, Nghênh hương, Ủy trung.

Sau đó để nạn nhân nằm ngửa vài phút, tránh không được cử động mạnh như xì mũi hoặc thở mạnh. Nạn nhân nên thở bằng miệng, khoảng thời gian từ 1 đến 3 phút.

Cách cứu chữa bị toét mí mắt hoặc chân mày bị toét chảy máu

Cho nạn nhân ngồi xuống, tư thế ngồi dựa đầu nạn nhân về phía sau có thể tỳ ngả vào đầu gối người cứu. Lập tức lấy hai ngón tay cái và chỏ của bàn tay phải bấm kẹp vào vết thương đang rỉ máu khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút, ta từ từ buông ra không bấm nữa, kỹ thuật bấm kẹp vết thương để cầm máu này là ảnh hưởng do cơ chế đông máu làm liền miệng vết thương. Tuy nhiên không được cử động mạnh như lên gân cơ bắp, vì vết thương chưa lành hẳn.

Cách lấy huyệt vùng đầu cổ tay chân và sau gáy (giải huyệt chảy máu mũi và toét mí mắt)

Huyệt:

1. Thượng tinh

2. Đại chùy

3. Hợp cốc

4. Nghênh hương

5. Ủy trung

Giải huyệt khi bị đá trúng hạ bộ

Bị đá trúng hạ bộ, tinh hoàn chạy lên trên, ta đưa chúng về vị trí cũ bằng những phương pháp giải huyệt như sau:

Nếu không bị bất tỉnh chỉ điếng người, hãy đỡ nạn nhân đứng dậy và giúp cho anh ta nhảy tại chỗ. Hai chân phải thẳng nhấn mạnh gót xuống mặt đất thường thường như vậy khoảng 10 lần là đâu sẽ vào đó. Nạn nhân không thể nào đứng dậy được vì quá đau đớn,thì cho nạn nhân ngồi hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Người cứu đứng sau lưng hai tay luồn qua nách nạn nhân nhấc anh ta lên khỏi mặt đất khoảng 20 cm và để rơi phịch xuống bằng tất cả sức nặng cơ thể anh ta, tuy nhiên người cứu vẫn nắm giữ nạn nhân. Làm như vậy liên tục chừng mươi lần là khỏi. Dùng ức bàn chân đá vào đốt thắt lưng (12 - 13) kích thích hai bên là huyệt Thận Du.
Nếu dùng chân phải giải huyệt, chân phải cách mặt đất chừng 15cm - 20cm. Vị trí từ ức bàn chân

đến thắt lưng khoảng 25cm - 30 cm. Khi đá chân phải mềm dẻo. Bằng một kỹ thuật đá chuẩn xác chậm rãi thăm dò từ 1 đến 3 lần. Khi thấy sắc mặt nạn nhân binh thường trở lại, biết là tinh hoàn đã trở về vị trí cũ, thì đừng đá. Sau đó giúp nạn nhân đi thong thả vài bước (cầm tay nạn nhân quàng qua vai mình, ôm hông kè dìu đi) cho cơn đau thật sự chấm dứt.

*. Trường hợp nặng: Cách giải huyệt hạ bộ khi nạn nhân đã bất tỉnh: Để nạn nhân nằm ngữa 2 tay buông xuôi, 2 chân duỗi thẳng. Người cứu đứng về phía phải sát với chân nạn nhân, người cuối xuống tay trái nắm lấy cổ chân phải của nạn nhân còn chân trái vẫn để nguyên, kéo chân phải lên sau đó dùng đốt thứ hai ngón giữa bàn tay phải điểm thật mạnh vào huyệt công tôn (cách lấy huyệt công tôn, ở mép cạnh chân trong đốt thứ hai của ngón cái dài) điểm thật mạnh từ 1 đến 3 lần thật chuẩn xác đúng huyệt, kỹ thuật tay phải lui lại để lấy đà giải huyệt khoảng cách từ 20cm - 30cm. Cũng có thể dùng cạnh bàn chân trái nhấn vào huyệt di tinh đưa xuống khí xung, cùng lúc dùng mép cạnh bàn tay phải chém mạnh vào huyệt (công tôn) kích ứng vào phương pháp này hiệu nghiệm hơn cả.
Cách giải huyệt cứu người khi bị đánh ngất:

Khi nạn nhân bị chết giấc vì bị địch đánh trọng thương nơi bụng, hông, dạ dày, bị siết cổ, bị đánh trúng các yếu huyệt ....

1. Hãy đặt nạn nhân nằm sấp, chân tay duỗi thẳng, sau đó ta cởi bỏ bớt nút áo, nút quần cho nạn nhân thoải mái, để máu huyết lưu thông dể dàng...

Ta hãy ngồi bên trái của nạn nhân, bàn tay trái của ta đặt trên vai trái của nạn nhân, sau đó ta hãy dùng bàn tay phải của ta ấn trên xương sống ở ngay đốt xương sống thứ 7

(đốt xương lồi lên gần tầm hai vai). Dùng chưởng bàn tay, hoặc ức của bàn tay dồn sức vào đánh thốc từ dưới lên đều đặn không ngừng cho đến khi đương số thở được.....

Trường hợp này là bởi vì ta đánh thốc đều đặn như vậy là ta kích thích các huyệt Phế Du, Quyết Âm Du, Tâm Du.... nếu ta có nội công hay nhân điện thì sự kích thích lên các huyệt này sẽ có kết quả nhanh chóng hơn...

Sau khi nạn nhân đã hồi tĩnh thì ta đỡ nạn nhân ngồi dậy, hai chân duổi ra thoải mái, ta hãy đứng sau lưng nạn nhân, dùng hai tay nắm lấy hai vai của nạn nhận xoay vòng từ trước ra sau chậm rãi nhiều lần để giúp cho nạn nhân thở hơi được dài và sâu hơn... Nếu thấy nạn nhân hơi thở đã điều hòa rồi thì hãy đỡ nạn nhân đứng dậy.... Mặc dù nạn nhân đã tĩnh nhưng ta vẫn phải theo dõi thêm vài phút cho chắc ăn vì đôi khi nạn nhân bị thương quá nặng, vẫn có thể lăn đùng ra bất tĩnh lại như trước.....

2. Trường hợp nạn nhân bất tĩnh nặng hơn và máu ra từ mũi, hai mắt đã lạc thần trắng đục, hai chân cứng đơ.... Thì ta hảy đỡ nạn nhân ngồi dậy, hai chân duỗi thẳng ra, người của nạn nhân hơi khom về phía trước, lúc này thì đốt xương thứ 7 sẽ nổi rõ hơn, ta ngồi phía sau lưng nạn nhân dùng ức bàn tay đánh thốc từ dưới lên, đánh thật mạnh và đều tay, nếu đánh bằng tay thấy không đủ mạnh thì ta đứng dậy dùng đầu gối của mình thúc

để gây chấn động cả lồng ngực của nạn nhân.... nhưng nhớ là chỉ nên dùng sức vừa đủ thôi, nếu không nạn nhân "đi " luôn thì mệt !!!

Nếu mình có nội công, nhân điện thì hãy dùng tay xoa xung quanh huyệt Mệnh Môn nhiều lần thì tốt vì nơi đây là nơi giao tiếp của các đường kinh mạch trọng yếu cho nên sẽ rất có ích trong việc giúp cho nạn nhân mau chóng hồi phục....

Khi nạn nhân bị đánh trọng thương thì ta hãy cố gắng cứu tĩnh nạn nhân càng sớm càng tốt vì để nạn nhân bất tĩnh lâu quá sẽ gây ứ máu trong huyết quãng, thương tổn thần kinh trung ương (brain damage)... v...v..... về sau sẽ cứu chửa khó khăn hơn....
Ghi chú:

Huyệt Phế Du thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp đến động mạch, tĩnh mạch, thần kinh, tim và phổi....

Huyệt Quyết Âm Du cũng thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp

đến tim và phổi.....

Huyệt Tâm Du cũng thuộc Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang, liên hệ trực tiếp đến tim....

Thêm một vài cách cứu tỉnh người:


Cách 1:

Việc đầu tiên là đặt nạn nhân nằm ngữa xuống đất cho thoải mái.... Ta hãy nắm lấy tóc mai của nạn nhân giật mạch để kích thích cảm giác, rồi sau đó ta bắt đầu đè, ấn, chà xát, và vỗ đều đặn vào các đại huyệt (nếu có dầu thì càng tốt nếu ta không có nội công hoặc nhân điện) như: Bách Hội (Đỉnh đầu); Mục Song (giữa trán); Nhân Trung (ngay giữa mũi và miệng); Hợp Cốc (chổ lõm giữa ngón cái và ngón trỏ); Dũng Tuyền (giữa lòng bàn chân); Thập Tuyên (ngay má ngoài bàn chân gần ngón út).

Cách 2:

Nếu nạn nhân bị thương ở ngực, ta hãy dùng cách y chang như trên kích thích các đại huyệt sau đây: Thương Tinh (trên chân tóc trước trán một chút); Bách Hội (đỉnh đầu); Phong Trì (sau ót bên phải); Thái Dương (sau chân mày); Đầu Duy (ngay góc trán, trên huyệt Thái Dương một chút).

Cách 3:Nếu nạn nhân bị bế khí ù tai thì ta kích thích ở các đại huyệt sau đây: Hợp Cốc, Đản Trung (ngay giữa ngực), Thính Cung + Thính Hội + Ế Phong (ba huyệt này nằm xung quanh tai)

Còn rất nhiều cách cứu chữa nữa nhưng phần lớn tất cả đều giống nhau cho nên tóm lại, hể bất kỳ trường hợp nào mà nạn nhân ngất xỉu, khó thở, xùi bọt mép.....v....v... thì ta cũng đều phải cố gắng nhanh chóng kích thích bằng cách đè ấn, chà dầu, vổ đều đều và mạnh tay vào các đại huyệt trên Nhâm Đốc nhị mạch, và các đại huyệt ở trên hai cánh tay..... thì cơ hội cứu tĩnh nạn nhân rất cao vậy... !!!



------------------------------------------------------

Ghi chú : Tài liệu trên chỉ có tính chất tham khảo , mọi sự thực hành và học tập , cần tìm Thầy giỏi và có kinh nghiệm để học, không được thử nghiệm đối với bản thân hoặc bạn bè hay những người chung quanh , mọi bất trắc người sử dụng tài liệu hoàn toàn chịu trách nhiệm .
Nguồn : Tatatoti (st theo vothuat.net.vn)

TUYỆT KỸ ĐIỂM HUYỆT (Phần 4)

Sự khác biệt giữa cầm nã thủ và điểm huyệt trong võ thuật.


Cầm nả thủ và điểm huyệt khi nhìn một cách khái quát có nhiều điểm giống nhau , nên người đời cho rằng cả hai là một . Nhưng thật ra cả hai thuật đều có những đạo pháp khác nhau và có sư tổ truyền thừa khác nhau.Nay chúng ta thử lượt qua từng môn nầy để thấy sự khác biệt của chúng .

Thuật điểm huyệt là một phương pháp làm ngăn trở sự lưu thông của khí huyết trong cơ thể con người để chế ngự đối phương , để người bị điểm huyệt bị mất đi tri giác , tức là sự khảo sát cái lý định vị của châu thiên hợp với cái đạo vận hành khí huyết trong thân người

Người xử dụng điểm huyệt cần phải biết vào giờ nào khí sẻ đi tới cung nào , huyết sẻ tụ về tại huyệt vị nào , rồi theo đó mà điểm huyệt , khi huyệt bị điểm thì huyệt đó sẻ bị đóng lại , nên khí huyết bị dồn ứ lại tại đây , không chạy qua chổ khác , từ đó mà làm cho cơ thể của đối phương bị tê liệt mất cảm giác hay thần trí bị hôn mê bất tỉnh . Huyệt thì có huyệt lớn và huyệt nhỏ , điểm huyệt thì có điểm mạnh và điểm nhẹ , khi điểm mạnh những đại huyệt thì có thể làm đối phương lập tức bị mất mạng , nếu điểm nhẹ đại huyệt thì một thời gian sau đối phương sẻ bị tán mạng ; còn khi điểm trên những tiểu huyệt thông thường thì làm cho chân tay đối phương bị tê liệt , hay bị bất tỉnh trong một thời gian ngắn sẻ tỉnh lại .

Khi tử huyệt đối phương bị điểm thì vô phương cứu chửa, còn tiểu huyệt bị điểm, khí huyết bị bế tắt, người ta có thể dùng xoa bóp nơi bị điểm hay các huyệt đạo liên hệ theo luật tương sinh tương khắc của âm dương ngũ hành trong kinh mạch huyệt đạo để đả thông kinh mạch, mà cao thủ điểm huyệt mới biết rỏ được, còn nếu không rành mà dùng thuốc men giải huyệt hay xoa bóp lung tung thì bệnh càng trở nên nặng hơn . Về thủ pháp điểm huyệt , thường dùng hai ngón trỏ và ngón giửa co lại dùng chổ u lồi ra của hai khủy giửa của hai ngón nầy mà dùng để điểm huyệt , do đó thuật điểm huyệt chủ yếu huyệt đạo là chính, cộng thêm phần trợ lực của chỉ công, tức kình lực của hai đốt ngón tay .

Nếu người không rành điểm huyệt, thì sẻ điểm vào không huyệt, tức điểm vào huyệt lúc khí huyết chưa đến huyệt đó hay khí huyết đả chạy qua huyệt đó rồi mới điểm, nên gọi là điểm không huyệt, nên không có hiệu nghiệm và không chế ngự được đối phương .


Ngoài ra , trong giới vỏ thuật giang hồ , dân giang hồ mả thượng còn dùng cách điểm huyệt bằng thuốc , công hiệu của nó củng không kém thứ thiệt một chút nào , mà lại nhanh chóng và hiệu nghiệm vô cùng ....

Trên chỉ nói một cách sơ lượt về điểm huyệt , thật ra môn điểm huyệt là một môn học nằm trong khoa học nhân thể của Á Đông , từ lâu đả được đúc kết thành một hệ thống rỏ ràng và khoa học từ ngàn xưa , thật là cao thâm vi diệu vô cùng , khi có thì giờ và cơ duyên chúng ta sẻ tìm hiểu chi thiết thêm .....

Còn môn cầm nả thủ , thì cần phải dùng kình lực của ba ngón cái , ngón giửa , ngón trỏ co lại thành một cái móc câu , như là móng vuốt của chim ưng để bấm , bắt , bóp , nhéo , ngắt , gân , da , thịt , khớp xương , khí quản ...của đối phương để khống chế họ , điển hình là phái vỏ Ưng Trảo thường dùng ... khi cầm nả đối phương thì thường làm cho các tiểu và động mạch của đối phương bị ngăn chận mà gây ra đau tê hay bóp nghẹt khí quản để đối phương thở không được hoặc làm sai lệch các khớp xương của cơ thể đối phương mà khống chế họ ; nên người bị cầm nả khi bị buông ra thì sau một thời gian ngắn sẻ phục hồi lại sức khỏe ngay tức khắc , mà không có gì làm nguy hiểm đến tánh mạng , nếu đối phương có bị thương tích thì dùng thuốc men củng có thể chửa lành lại được

Do đó , người ta thường phối hợp cầm nả và điểm huyệt để dùng trong những hoàn cảnh thích hợp , chủ yếu để chấm dứt sớm sự đánh nhau , mà không cần phải dùng điểm huyệt để hạ độc thủ, vì sinh mạng của con người là quí giá vô cùng vậy .

Như trên đã nêu, Cầm nã thủ và điểm huyệt không quá khác biệt vì 2 trường phái võ trên cũng sử dụng những đòn đánh liên quan đến các huyệt trên cơ thể .Điểm huyệt thì đương nhiên liên quan đến huyệt đạo trên cơ thể rồi không cần bàn nữa ,còn Cầm nã thủ tại sao lại cũng liên quan đến huyệt đạo vì các đòn đánh đòi hỏi người sử dụng phải ấn ,bấm ,nhóe ,khóa ,bẻ ,đấm vào một số huyệt đạo trên cơ thể nhất là vùng tay ,nách ,vai ,khớp xương chứ ko phạm vào huyệt tử trên cơ thể như môn điểm huyệt .Những đòn

đánh của Cầm nã thủ chỉ mang tính chất tự vệ chứ không phải tấn công phù hợp với phụ nữ vì không đòi hỏi về sức lực nhiều ,chủ yếu là phải chính xác và đúng thế đòn thì mới thoát khỏi nguy hiểm khi đối mặt với đối thủ nam khỏe mạnh .Các đòn đánh của Cầm nã thủ gồm khóa đối phương không cho đối phương tấn công dù muốn ,và phá thế khóa của đối phương khi mình bị đối phương khống chế ,các điểm đánh vào huyệt của Cầm nã thủ thường làm đối phương đau tê dại ,không cử động được ,trậch khớp tại bộ phận ,vị trí bị đánh đủ thời gian để mình tìm nhưng phương án khác khống chế tiếp đối thủ (Kêu cứu ,bỏ chạy ,tấn công bằng sức tiếp...) môn này rất phù hợp với phụ nữ để tránh những trường hợp bị sàm sỡ ,lạm dụng cơ thể......

TUYỆT KỸ ĐIỂM HUYỆT (Phần 3)

Điểm huyệt và khí huyết

Cơ thể của con người như là một thế giới nhỏ , những huyệt đạo phân bố chi chít trên thân người , ví như những vì sao trên trời , kinh mạch chạy xuyên cùng khắp thân người ví như sông hồ , kinh lạch chảy xuyên suốt trong ngoài mặt đất , ngoài ra còn có lổ chân lông và lông tóc con người ví như cây cỏ mọc trên mặt đất ...

Đó là những biểu tượng thấy được bên ngoài , còn cho đến bên trong , ngủ tạng con người phù hợp với sự tương khắc của ngủ hành , mười hai kinh phù hợp với mười hai thời vị , các huyệt đạo trên thân đều phù hợp với số của châu thiên , nên người ta cho thân người là một tiểu thiên địa .

Sự sinh tồn của con người , phần lớn đều dựa vào khí huyết , vì khí huyết là nguồn điều nhiếp của sinh mạng , nếu khí huyết bị thương tổn , thì sinh cơ của con người từ đó sẻ bị tuyệt vong .

Khí huyết của con người ví như nhật nguyệt của thiên địa , biểu tượng nhật nguyệt và âm dương là sự phân chia của ban ngày và ban đêm .

Khi khí huyết được lưu thông không gặp trở ngại, thì cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẩn, trăm bệnh đều lui xa, nếu máu huyết bị ngăn trở, thì cơ thể sẻ bị bệnh ngay .

Nên đạo thuật của điểm huyệt , là noi theo qui luật ở nơi đi về của khí huyết , che ngăn các đầu mối của các nguồn khí huyết chạy khắp châu thân , rồi theo đầu hay đuôi của luồng khí huyết mà điểm huyệt ngăn chận nó , từ đó khí huyết không được lưu thông , nên công năng cơ thể bị mất đi , đối phương sẻ bị bất tỉnh , câm hay bị mất mạng ...nếu điểm vào giửa luồng lưu thông của khí huyết , làm cho gián đoạn đầu và đuôi của luồng mạch khí huyết , tuy không hiệu nghiệm như điểm đầu luồng khí huyết , nhưng cũng gây tai hại cho đối phương không kém , vì điểm vào giửa luồng khí huyết cũng ví như đất trời bị nhật thực , mà ánh sáng bị lưu mờ , làm cho trời đất bị u tối vậy , nên sự liên hệ giửa điểm huyệt và sự lưu hành của khí huyết thật là nhất thể vậy .

Do đó , người điểm huyệt cần biết rỏ vị trí các huyệt đạo cùng sự vận hành của khí huyết , thì điểm huyệt mới có kết quả . Sự lưu hành của khí huyết đều theo một thời gian nhất định , giờ nào thì khí huyết sẻ chạy tới huyệt đạo nào , giờ nào chạy về kinh nào , nếu biết rỏ như thế , thì khi điểm huyệt sẻ có hiệu nghiệm , nếu giờ đả qua hay giờ mà khí huyết chưa đến mà điểm huyệt thì sẻ không có hiệu quả . Sự thông suốt Tý Ngọ Lưu Trú giúp ích rất nhiều trong môn điểm huyệt cũng như châm cứu trị liệu vậy ....


Sự lưu hành của khí huyết trong 12 giờ cổ .

十二时辰气血流注歌诀:


Sự lưu hành của khí huyết trong 12 giờ cổ
Bảng đối chiếu 12 giờ cổ và 24 gờ hiện nay

Giờ Dần khí huyết chạy về Phổi .
Giờ Tý là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng

时气血注于肺
Giờ Sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng

Giờ Mảo về Đại Trường , Giờ Thìn về Vị
Giờ Dần là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng

Giờ Mẹo là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng

时大肠辰时胃
Giờ Thìn là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng

Tí – Tỳ , Ngọ – Tâm , Mùi – Tiểu Trường            Giờ Tỵ là từ 9 giờ đến 11 giờ trưa
                                                                             Giờ Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa
已脾午心未小
                                                                              Giờ Mùi là từ 13 giờ đến 15 giờ trưa
Bàng Quang – Thân , Dậu về Thận
                                                                              Giờ Thân là từ 15 giờ đến 17 giờ chiều
胱申注酉肾注 .
                                                                              Giờ Dậu là từ 17 giờ đến 19 giờ tối
Tuất – Bào Lạc , Hợi - Tam Tiêu .

戍时络亥三焦
                                                                               Giờ Tuất là từ 19 giờ đến 21 giờ khuya
Tý – Đảm , Sửu – Gan , đều định vị .

子胆丑肝各定位                     Giờ Hợi là từ 21 giờ đến 23 giờ nửa đêm
   



Bài ca về điểm huyệt

点拿主道穴位歌诀歌

Khí huyết con người có một đầu

人身气血有一头

Ngày đêm trôi chảy rì rào

日夜奔走不停留

Giờ nào khí huyết luân lưu đến

时在穴道必提防

Điểm nả ngay tâm , mạng chầu trời .

点拿正中命归阴



Bài ca về sự lưu thông của máu trong 12 giờ cổ

十二时辰血液循环歌



Giờ Tý máu chạy lên đỉnh đầu
Giờ Ngọ máu chảy về hai chân
时血贯当头顶
时血过两脚部
Giờ Sửu máu chạy sau mang tai
Giờ Mùi máu chảy về huyệt Dủng Tuyền
丑时血走到耳后
时血到涌泉穴
Giờ Dần máu chạy về Tim
Giờ Thân máu chảy về Hội Âm
时血走心窝处
时血走会阴处
Giờ Mẹo máu chạy về hai bên sườn
Giờ Dậu máu chảy về xương sống lưng
时血到胁背部
酉时血走脊梁骨
Giờ Thìn máu chạy về hai bên eo
Giờ Tuất máu chảy qua Đại Trường